Bạn đang xem bài viết Bệnh Viện 74 Trung Ương được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thông tin:Bệnh viện 74 Trung ương và có chức năng nhiệm vụ thu dung khám, điều trị bệnh lao, các bệnh phổi và các bệnh khác trong khả năng hiện có cho quân, dân khu vực toàn Miền Bắc.
Bệnh viện 74 Trung ương quy định về quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám chữa bệnh của Bệnh viện như sau:
I. Đối tượng áp dụng
– Quy định này áp dụng tại Bệnh viện 74 Trung ương cho nhân viên y tế Bệnh viện và người bệnh đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.
– Trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu đến cấp cứu tại Bệnh viện, thực hiện theo quy chế cấp cứu.
II. Quy định các bước khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh
Bước 1: Tiếp đón người bệnh
1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Xếp hàng tại khu vực đón tiếp của khoa khám bệnh theo quy định.
2. Khi đến lượt, xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), giấy tờ tùy thân có ảnh, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám.
3. Nhận phiếu khám bệnh có số thứ tự tại buồng khám.
4. Người bệnh vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện vọng khám chữa bệnh theo yêu cầu: nộp tiền tạm ứng khám bệnh, chữa bệnh ( 500.000 đồng ).
2. Trách nhiệm của nhân viên y tế
2. Nhập thông tin của người bệnh vào máy tính, xác định buồng khám phù hợp, in phiếu khám bệnh có số thứ tự khám phát cho người bệnh.
4. Thu tiền tạm ứng đối với người bệnh vượt tuyến, trái tuyến, người bệnh có nguyện vọng khám chữa bệnh theo yêu cầu ( 500.000 đồng ).
5. Hướng dẫn người bệnh đến buồng khám.
Bước 2: Khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị
Tùy theo tình trạng bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hoặc chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị mà không cần chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.
1. Khám lâm sàng, chẩn đoán
1.1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh.
2. Vào khám khi được thông báo.
3. Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
1.2. Trách nhiệm của nhân viên y tế buồng khám
1. Bố trí buồng khám lâm sàng, chuyên khoa.
2. Thông báo người bệnh vào khám theo số thứ tự.
3. Khám, ghi chép thông tin về tình trạng bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị.
4. Kê đơn thuốc, in đơn thuốc (3 liên), cấp cho người bệnh và hướng dẫn người bệnh đến nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
5. Nếu người bệnh phải nhập viện lưu theo dõi hoặc điều trị nội trú: Làm bệnh án lưu, nhập viện, hướng dẫn người bệnh đến bộ phận tiếp đón ban đầu để làm các thủ tục vào viện theo quy định.
2. Khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và chỉ định điều trị
2.1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh.
2. Vào khám khi được thông báo.
3. Nhận phiếu chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ khám.
4. Đến khoa xét nghiệm, nộp phiếu chỉ định xét nghiệm và chờ đến lượt.
5. Phối hợp với kỹ thuật viên xét nghiệm để lấy mẫu xét nghiệm.
6. Quay về buồng khám bệnh, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định điều trị theo lượt.
7. Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
2.2. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a, Tại buồng khám bệnh
1. Bố trí buồng khám lâm sàng, chuyên khoa.
2. Thông báo người bệnh vào khám theo số thứ tự.
3. Khám lâm sàng, ghi chép thông tin về tình trạng bệnh, chỉ định xét nghiệm, in phiếu xét nghiệm.
4. Chỉ dẫn người bệnh đến khoa xét nghiệm theo chỉ định.
5. Khi có kết quả: chẩn đoán, chỉ định điều trị.
6. Kê đơn thuốc, in đơn thuốc ( 3 liên), cấp cho người bệnh và hướng dẫn người bệnh đến nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
7. Nếu người bệnh phải nhập viện lưu theo dõi hoặc điều trị nội trú: Làm bệnh án lưu, nhập viện, hướng dẫn người bệnh đến bộ phận tiếp đón ban đầu để làm các thủ tục vào viện theo quy định.
b) Tại khoa xét nghiệm
1. Bố trí đủ điểm lấy mẫu xét nghiệm phù hợp với lưu lượng người bệnh.
2. Nhận phiếu chỉ định từ người bệnh.
3. Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị và lấy mẫu xét nghiệm.
4. Hướng dẫn người bệnh về buồng khám chờ hoặc đến nơi thực hiện tiếp các kỹ thuật khác nếu có theo quy trình.
5. Thực hiện xét nghiệm.
6. Chuyển trả toàn bộ kết quả xét nghiệm cận lâm sàng về buồng khám nơi chỉ định. Thời gian trả đã được quy định thống nhất tại khoa xét nghiệm cho từng XN.
3. Khám lâm sàng, chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán và chỉ định điều trị
3.1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh.
2. Vào khám khi được thông báo.
3. Nhận phiếu chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh từ bác sĩ khám.
4. Đến nơi làm kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, nộp phiếu chỉ định và chờ đến lượt.
5. Phối hợp theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh để thực hiện kỹ thuật.
6. Quay lại buồng khám, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định điều trị theo lượt.
7. Nhận chỉ định điều trị hoặc đơn thuốc và nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
3.2. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Tại buồng khám bệnh
1. Bố trí buồng khám lâm sàng, chuyên khoa.
2. Thông báo người bệnh vào khám theo số thứ tự.
3. Khám lâm sàng, ghi chép thông tin về tình trạng bệnh, chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và in phiếu chỉ định.
4. Chỉ dẫn người bệnh đến nơi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
5. Bác sĩ xem kết quả, chẩn đoán và chỉ định điều trị.
6. Kê đơn thuốc, in đơn thuốc ( 3 liên), cấp cho người bệnh và hướng dẫn người bệnh đến nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
7. Nếu người bệnh phải nhập viện lưu theo dõi hoặc điều trị nội trú: Làm bệnh án lưu, nhập viện, hướng dẫn người bệnh đến bộ phận tiếp đón ban đầu để làm các thủ tục vào viện theo quy định.
b) Tại nơi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
1. Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh nhận phiếu chỉ định từ người bệnh.
2. Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị và phối hợp thực hiện kỹ thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật.
4. Hướng dẫn người bệnh về buồng khám chờ hoặc đến nơi thực hiện tiếp các kỹ thuật khác nếu có theo quy trình.
5. Trả kết quả chẩn đoán hỉnh ảnh, phim, ảnh về buồng khám nơi chỉ định khi có kết quả.
4. Khám lâm sàng, thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán và chỉ định điều trị
4.1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh.
2. Vào khám khi được thông báo.
3. Nhận phiếu chỉ định kỹ thuật thăm dò chức năng từ bác sĩ khám.
4. Đến nơi làm kỹ thuật thăm dò chức năng theo thứ tự: ( Đo chức năng hô hấp, Điện tim, Lưu huyết não)→Siêu âm→nội soi TMH→nội soi DD..
5. Nộp phiếu chỉ định và chờ đến lượt .
6. Phối hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên để thực hiện kỹ thuật.
7. Chờ nhận kết quả thăm dò chức năng và quay lại buồng khám.
8. Nộp kết quả thăm dò chức năng cho buồng khám, chờ bác sĩ khám chẩn đoán và chỉ định điều trị.
9. Nhận chỉ định điều trị hoặc đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
4.2. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Tại buồng khám bệnh
1. Bố trí buồng khám lâm sàng, chuyên khoa.
2. Thông báo người bệnh vào khám theo số thứ tự.
3. Khám lâm sàng, ghi chép thông tin về tình trạng bệnh, chỉ định kỹ thuật thăm dò chức năng và in phiếu chỉ định.
4. Chỉ dẫn người bệnh đến nơi thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng. Theo thứ tự: ( Đo CNHH, Điện tim, Lưu huyết não)→Siêu âm→nội soi TMH→nội soi DD..
5. Bác sĩ xem kết quả thăm dò chức năng, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn.
6. Kê đơn thuốc, in đơn thuốc ( 3 liên), cấp cho người bệnh và hướng dẫn người bệnh đến nơi làm thủ tục chi trả viện phí theo chế độ quy định.
7. Nếu người bệnh phải nhập viện lưu theo dõi hoặc điều trị nội trú: Làm bệnh án lưu, nhập viện, hướng dẫn người bệnh đến bộ phận tiếp đón ban đầu để làm các thủ tục vào viện theo quy định.
b) Tại nơi thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng
1. Bác sĩ, kỹ thuật viên thăm dò chức năng nhận phiếu chỉ định từ người bệnh.
2. Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị và phối hợp thực hiện kỹ thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật. Hướng dẫn người bệnh chờ lấy kết quả.
4. Trả kết quả thăm dò chức năng, kèm phim, ảnh (nếu có) cho người bệnh khi có kết quả.
5. Hướng dẫn người bệnh về buồng khám chờ hoặc đến nơi thực hiện tiếp các kỹ thuật khác nếu có theo quy trình.
5. Khám lâm sàng có chỉ định phối hợp các kỹ thuật cận lâm sàng, thực hiện kỹ thuật hoặc chuyển khám chuyên khoa
Người bệnh và nhân viên y tế phải thực hiện theo trình tự các bước như trên, đồng thời bác sĩ khoa KB hoặc nhân viên tại buồng khám phải hướng dẫn cụ thể trình tự làm các kỹ thuật cận lâm sàng theo sơ đồ quy định dưới đây. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh được trả tại buồng khám theo quy định như trên. Các kết quả cận lâm sàng khác, sau khi nhận đủ kết quả, người bệnh mang quay lại buồng khám, nộp cho bác sĩ khám, bác sĩ xem xét kết quả, chẩn đoán và chỉ định, kê đơn điều trị. Trường hợp thực hiện dịch vụ kỹ thuật hoặc cần khám chuyên khoa khác, người bệnh được làm dịch vụ kỹ thuật hoặc khám chuyên khoa theo yêu cầu chuyên môn.
Bước 3: Thanh toán viện phí
1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Xếp hàng tại khu vực viện phí chờ đến lượt thanh toán theo quy định.
* Người bệnh có bảo hiểm y tế:
2. Ký phiếu thanh toán (mẫu 01/BV).
3. Nộp tiền cùng chi trả nếu có và nhận lại thẻ BHYT.
4. Nhận đơn thuốc.
* Người bệnh không có bảo hiểm y tế.
2. Thanh toán viện phí trực tiếp theo quy định.
3. Nhận đơn thuốc, nhận hóa đơn thanh toán.
2. Trách nhiệm của nhân viên y tế khu viện phí
1. Kiểm tra nội dung thống kê trong mẫu 01/BV, đơn thuốc, ký xác nhận.
2. Thu tiền thanh toán, xác nhận thanh toán trên đơn thuốc.
3. Hướng dẫn người bệnh sang khu vực phát và nhận thuốc.
Bước 4: Phát và lĩnh thuốc
1. Trách nhiệm của người bệnh
1. Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc.
2. Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận.
3. Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận.
2. Trách nhiệm của nhân viên cấp phát thuốc
1. Kiểm tra đơn thuốc, phát thuốc.
2. Tư vấn người bệnh về đơn thuốc và thuốc đã cấp.
Bệnh viện 74 Trung ương Phúc Yên đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh
Đến Bệnh viện 74 T.Ư Phúc Yên, chúng tôi cảm nhận được một không gian xanh – sạch – đẹp, cùng phong cách, thái độ phục vụ ân cần, văn minh, thân thiện của mỗi cán bộ, nhân viên y tế đối với người bệnh.
Bệnh nhân Tô Thị Vế, 91 tuổi, ở xã Đồng Văn (Yên Lạc) cho biết: “Tôi bị bệnh phổi đã hơn 20 năm, năm nào cũng phải đến bệnh viện khám và điều trị từ 1-2 đợt, mỗi đợt khoảng 1 tháng. Tôi luôn được các thầy thuốc thăm khám, chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo. Các thầy thuốc luôn giải thích rõ ràng, nhẹ nhàng, hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng thuốc, giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân… Khi đi lấy thuốc BHYT cũng nhanh gọn hơn, không phải chờ đợi lâu”.
Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc ưu tú Đặng Văn Khoa, Giám đốc Bệnh viện 74 T.Ư cho biết: Tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ, nhân viên bệnh viện đã có truyền thống từ lâu, nhưng, được nâng cao hơn trong những năm gần đây. Hàng tháng, lãnh đạo các khoa, phòng cùng cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Điều dưỡng, Hội Phụ nữ họp, đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những hành vi ứng xử không tốt (nếu có) của từng cán bộ, viên chức đối với người bệnh; tổ chức ký cam kết thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng người bệnh” giữa trưởng các khoa, phòng với Giám đốc bệnh viện và Chủ tịch Công đoàn, giữa cán bộ, viên chức với trưởng các khoa, phòng…
Bệnh viện còn mời các chuyên gia đầu ngành về tập huấn kỹ năng giao tiếp cho 170 cán bộ, nhân viên ở các khoa, phòng; treo hơn 20 khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở; bệnh nhân ở chăm sóc tận tình; bệnh nhân về dặn dò chu đáo” tại các khoa, phòng;duy trì hòm thư góp ý tại vị trí thường xuyên có nhiều người qua lại, nơi người dân dễ tiếp cận để bỏ thư góp ý.
Hàng ngày, bệnh viện mở hòm thư góp ý để lãnh đạo đơn vị xem xét, xử lý kịp thời, dứt điểm các ý kiến phản ánh của người bệnh; kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm quy tắc ứng xử, quy định đạo đức nghề nghiệp.
Bệnh viện còn công khai số điện thoại đường dây nóng ngành y tế, điện thoại của lãnh đạo bệnh viện, công khai giá quy định thu viện phí tại nơi nhiều người qua lại; triển khai hệ thống lấy số tự động tại khoa khám bệnh; lắp đặt hệ thống camera tại Khoa Khám bệnh, Khoa Xét nghiệm…
Bệnh viện còn thành lập CLB “Thầy thuốc trẻ” và đội tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, tự nguyện đi làm sớm hơn 30 phút theo giờ hành chính quy định; tổ chức khám sớm một buồng khám; tăng cường thêm 1 bàn khám tại buồng cấp cứu Khoa Khám bệnh; niêm yết công khai thời gian trả kết quả xét nghiệm tại Khoa Xét nghiệm.
Cử cán bộ trực 24/24h để thanh toán BHYT; đồng thời, tăng cường nhiều cửa thanh toán viện phí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh. Qua chấm điểm thi đua của Bộ Y tế về chỉ số hài lòng của người bệnh, bệnh viện đạt 5/5 chỉ tiêu thi đua, được Bộ Y tế tặng Bằng khen.
Để thực hiện tốt hơn nữa việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Bệnh viện 74 T.Ư Phúc Yên tiếp tục tăng cường kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế; kiên quyết loại bỏ những hành vi không tốt của cán bộ y tế, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, lắp đặt thêm hệ thống camera tại khu vực khám, cấp cứu; động viên, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những cách làm hay, những phương pháp hiệu quả khi thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
Duy trì việc tổ chức các đợt công tác đến vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn để khám, phát hiện bệnh lao, cấp thuốc điều trị và tuyên truyền phòng, chống bệnh lao tại cộng đồng; phấn đấu mỗi năm khám được từ 5.000 -7.000 người, phát hiện và đưa về điều trị khỏi cho từ 1.000-1.500 bệnh nhân.
Bệnh Viện Trung Ương Cần Thơ
Tổng số 25 nhân viên:
– Trưởng khoa: Bác sĩ chuyên khoa cấp II Nguyễn Phước Lộc
: Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trương Công Thành
– Điều dưỡng trưởng khoa: Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Phượng
02 Bác sĩ chuyên khoa cấp II, 06 Thạc sĩ Bác sĩ, 01 Bác sĩ.
04 Cử nhân điều dưỡng, 02 Cao đẳng điều dưỡng, 10 Điều dưỡng trung học.
1. Khám và điều trị các bệnh lý nội – ngoại khoa thuộc chuyên ngành tiết niệu:
– Thận: Bệnh lý khúc nối bể thận – niệu quản, Sỏi thận, U thận, Chấn thương, áp xe thận và quanh thận, Nhiễm trùng tiết niệu.
– Niệu quản: Sỏi niệu quản, Dị dạng niệu quản (bẩm sinh và mắc phải).
– Bàng quang: Ung thư bàng quang, Sa bàng quang, Sỏi bàng quang, Chấn thương bàng quang, bệnh lý chức năng bàng quang (bàng quang thần kinh, tiểu rỉ, tiểu không kiểm soát…)
– Niệu đạo: Sỏi niệu đạo, Chấn thương niệu đạo, Biến đổi hình thái niệu đạo (lỗ tiểu đóng thấp, lỗ tiểu đóng cao, hẹp niệu đạo…).
– Dương vật: Cong dương vật, U dương vật (ung thư, u sùi mào gà…), Vùi dương vật, Đứt hoặc gãy dương vật, Hẹp bao qui đầu.
– Bìu, Tinh hoàn: Các bệnh lý chấn thương, giãn tĩnh mạch thừng tinh, nang thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, u tinh hoàn – mào tinh hoàn.
– Các bệnh lý nam khoa, nội khoa khác: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang, Rối loại xuất tinh (xuất tinh sớm, chậm xuất tinh). Rối loạn cương dương (dương vật cương cứng kéo dài, dương vật cương không theo ý muốn), tư vấn các vấn đề giới tính và tình dục, rối loạn sinh lý tuổi dậy thì….
Là cơ sở thực hành cho sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ, trường Đại học Võ Trường Toản, trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.
3. Nghiên cứu khoa học:
– Mỗi năm khoa luôn có đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: năm 2017 khoa có 3 đề tài nghiên cứu và 1 sáng kiến cải tiến.
– Hướng dẫn đề tài nghiên cứu sau đại học, đại học cho học viên và sinh viên.
4. Chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến dưới khi có chỉ đạo của Ban Giám đốc.
– Nội soi bàng quang: Cắt đốt tuyến tiền liệt bằng dao điện cao tần, lấy sỏi bàng quang, lấy dị vật bàng quang, xẻ hẹp niệu đạo, cắt đốt bướu bàng quang…
– Nội soi niệu quản: Tán sỏi niệu quản nội soi bằng LASER, nong niệu quản hẹp, sinh thiết bướu niệu mạc, cắt nang miệng niệu quản…
– Nội soi ổ bụng: điều trị bệnh lý chấn thương vỡ bàng quang.
– Nội soi sau phúc mạc: điều trị bệnh lý sỏi thận, sỏi niệu quản, dị dạng niệu quản, nang thận, ung thư thận.
– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng cao tần.
– Ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tiết niệu.
– Phẫu thuật tạo hình dương vật dị dạng.
– Phẫu thuật khâu nối dương vật bị đứt lìa bằng kính vi phẫu.
– Năm 2018 dự kiến triển khai sinh thiết tuyến tiền liệt bằng kim nhỏ qua ngã hậu môn – trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm…
– Hiện tại Khoa Ngoại niệu có 3 phòng khám: 01 phòng Khám Tiết niệu, 01 phòng Khám Nam khoa và 01 phòng khám dịch vụ Ngoại Niệu đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
– Phòng mổ chuyên ngành: 01 phòng mổ nội soi, 01 phòng mổ mở có đầy đủ các loại máy nội soi niệu quản, nội soi ổ bụng, nội soi ngoài phúc mạc 2D, 3D.
– Phòng tán sỏi tiết niệu ngoài cơ thể được trang bị máy tán sỏi thế hệ mới nhất với các tính năng hiện đại cho hiệu quả cao trong tán sỏi.
– Phòng nội soi bàng quang chẩn đoán với hệ thống máy soi bàng quang ống mềm và ống cứng.
– Phòng đo niệu dòng đồ.
– Phòng tiểu phẫu chuyên khoa.
– Hệ thống phòng bệnh sạch sẽ, và đầy đủ tiện nghi.
Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Ung thư phụ khoa: Kẻ thù số 1 của chị em
Nếu chị em chủ quan, lơ là trong khâu vệ sinh và khám bệnh có thể dẫn đến những hệ luỵ phức tạp cho sức khoẻ.
Theo TS Nguyễn Duy Khê, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), ung thư phụ khoa là loại ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ. Nếu chị em chủ quan, lơ là trong khâu vệ sinh và khám bệnh có thể dẫn đến những hệ luỵ phức tạp cho sức khỏe. Những hệ luỵ sức khỏe nghiêm trọng
Theo các bác sỹ, khi có những biểu hiện bệnh phụ khoa như ngứa rát, khí hư có mùi hôi, nhiều huyết trắng, thì chị em cần đến gặp bác sỹ. Không nên tự kê đơn mua thuốc uống hoặc sử dụng một số cách chữa truyền miệng như ngâm rửa bằng nước muối, ngâm rửa bằng nước chè xanh. Bệnh phụ khoa cần được khám và phát hiện bệnh bởi các bác sỹ, từ đó họ xác định nguyên nhân bệnh mới có những biện pháp cụ thể cho việc điều trị.
Ở Việt Nam, phần nhiều chị em còn thờ ơ với việc khám các bệnh của vùng kín, chủ yếu là lí do tâm lý e ngại, xấu hổ. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa tăng từ 17 – 25%. Trên thực tế, con số này còn cao hơn rất nhiều, do còn nhiều người mắc bệnh nhưng không đi khám. Chỉ riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM, mỗi năm tiếp nhận từ 2.000-3.000 bệnh nhân ung thư cổ tử cung. 80% bệnh nhân đến bệnh viện khi ung thư đã ở giai đoạn nặng, không còn khả năng phẫu thuật. Một số khác đến khám không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, chị em cứ nghĩ đó là bệnh phụ nữ thông thường như rong kinh, rối loạn sau sinh nở. Nhưng thực chất, chị em đã bị mắc ung thư phụ khoa giai đoạn đầu. Theo bác sỹ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TPHCM, ung thư phụ khoa là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư. Các thống kê khác cũng cho thấy, tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam đang tăng nhanh so với 10 năm trước đây. Ước tính năm 2010 là 126.300 ca mắc mới, trong đó ở nữ giới chiếm tỷ lệ 134,9/100.000 người. Một vấn đề khác khiến các chuyên gia y tế hết sức lo ngại là số người bị ung thư phụ khoa ngày càng trẻ hoá. Trên thế giới, ung thư phụ khoa thường gặp trong giới hạn độ tuổi 48-55, nhưng tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu TPHCM, tuổi thường gặp 40 – 49. Phần nhiều bệnh nhân mắc bệnh thuộc diện nghèo, trình độ văn hoá thấp, điều kiện thăm khám, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn nên bệnh thường được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối. Theo PGS Huỳnh Quyết Thắng, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, ung thư phụ khoa chủ yếu có ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư niêm mạc tử cung… Cho đến nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh ung thư phụ khoa, nhưng qua quan sát lâm sàng của nhiều người bệnh, các bác sỹ cho thấy một số nguyên nhân như: Thứ nhất, do chị em không giữ vệ sinh vùng kín. Virus HPV gây viêm khối u đầu vú, nhất là HPV loại virus có nguy cơ cao là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân thứ hai là quan niệm về tình dục quá tự do. Những chị em phụ nữ kết hôn sớm, sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều và có quan hệ tình dục với nhiều người thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tương đối cao. Nguyên nhân thứ ba là cách sống không khoa học. Những phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 4-5 lần so với những chị em không hút thuốc lá. Ngoài ra những thức ăn nhiều mỡ và nhiều đường cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư niêm mạc tử cung. Những phụ nữ cao tuổi sau khi tắt kinh mà bị béo phì, đồng thời mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp cũng rất dễ mắc bệnh ung thư niêm mạc tử cung, phần lớn ở độ tuổi trên dưới 60. Khám định kì để phòng bệnh
Chị em nên đi khám định kỳ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ảnh tư liệu
Khám phụ khoa là một phần khám bệnh quan trọng đối với phụ nữ, nhất với những người đã lập gia đình nhằm kiểm tra cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là có nhiều người cho rằng chỉ khi lập gia đình mới cần khám phụ khoa nên không chú ý đến những biểu hiện bất thường của “vùng kín”. Vì thế, theo bác sỹ Phạm Việt Thanh, ngoài việc chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, chị em phụ nữ nên đi khám kiểm tra định kỳ 6 tháng đến một năm để phát hiện tình trạng viêm nhiễm, các khối u của tử cung, buồng trứng. Khi xuất hiện các triệu chứng như: Ngứa rát, tiểu buốt, ra huyết trắng… chị em nên đến các chuyên khoa phụ nữ để khám và tầm soát bệnh. Các biểu hiện này có thể là do viêm nhiễm thông tthường nhưng cũng có thể là một sự cảnh báo về ung thư phụ khoa. Trong thời kì mang thai cũng đặc biệt chú ý đến khám phụ khoa. Theo thống kê từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương trước đây, có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới. Việc nhiễm trùng đường sinh dục khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ thai phụ và thai nhi. Có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Theo PGS Huỳnh Quyết Thắng, triệu chứng lâm sàng điển hình của ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường, chảy máu sau giao hợp, rong kinh và các biểu hiện khác. Soi cổ tử cung cho thấy có biểu hiện viêm loét, chồi sùi… Chính vì vậy, việc chẩn đoán được bệnh qua khám sức khỏe có ý nghĩa đặc biệt. Nếu như việc tầm soát phát hiện ung thư ở những giai đoạn sớm được thực hiện rộng khắp trong cộng đồng sẽ làm tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm, bệnh nhân được điều trị triệt để, giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Hồng Liên
Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
Với thời gian, bằng sự nỗ lực không ngừng của mình và nhất là từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương mở cửa đi đôi với xoá bỏ chế độ bao cấp trì trệ thì Viện mới thực sự có điều kiện để củng cố và phát triển. Đây cũng là thời kì mà ngành Răng Hàm Mặt ở các tỉnh, thành phía Nam dưới sự chỉ đạo của Viện đã có một bước tiến nhảy vọt.
Ý thức được trách nhiệm của mình, bằng nguồn vốn tự tạo với sự hỗ trợ của Bộ Y Tế, Bệnh Viện đã từng bước chỉnh trang cơ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đi đôi với việc kiện toàn tổ chức các Khoa, Phòng nhằm đáp ứng ngày một đầy đủ chắc năng của một Viện chuyên khoa đầu ngành mà Bộ đã giao phó.
Năm 1990, sau 10 năm thành lập Viện, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị vẫn gần như chưa đổi mới được bao nhiêu. Đến cuối năm 1993, toàn viện chỉ có 12 ghế máy Nha khoa hiện đại. Các loại hình điều trị còn đơn giản do thiếu thốn các phương tiện và trang thiết bị nha khoa.
Ngày 15 tháng 5 năm 2003 Viện được thủ tướng chính phủ ký quyết định đổi tên thành Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TW thành phố Hồ Chí Minh và ngày 9 tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng bộ y tế đã ký ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện mà theo đó phạm vi, chức năng, nhiệm vụ càng mở rộng hơn.
Cho đến nay, sau 25 năm kể từ ngày thành lập, nhờ sự cố gắng nỗ lữ của toàn thể cán bộ công nhân viên, có thể nói bộ mặt của bệnh viện đã hoàn toàn thay đổi. Ngoài việc chỉnh trang lại toàn khu nội, ngoại trú và sắp xếp lại các khoa phòng khang trang, đẹp đẽ, Bệnh viện đã xây dựng thêm được một khu nhà 3 tầng với nhìu khoa phòng mới để mở rộng khu nha khoa lâm sàng và khu phẫu thuật Hàm Mặt Tạo Hình. Cải tạo và mở rộng khu tiếp bệnh trung tâm, khoa chuẩn đón hình ảnh và xét nghiệm. Bố trí lại khoa phòng hợp lý hơn để việc tiếp nhận người bệnh càng thuận lợi hơn. Tháng 11 năm 2004 đã tiến hành khánh thành và triển khai khoa Điều Trị Nha Khoa Tổng Quát tại khu nhà mới với 10 ghế nha khoa và trang bị hiện đại có thể giải quyết ngay cho người bệnh trong một lần điều trị.
Phương tiện làm việc của các khoa, phòng được đổi mới toàn bộ. Ghế máy chữa răng và các thiết bị hiện đại sử dụng trong điều trị Nội nha, Nha chu, Chỉnh hình răng mặt, Nha khoa trẻ chúng tôi phục hình được trang bị máy móc tối tân để làm phục hình sứ kim loại và không kim loại, khàm khung liên kết các mắc cài chính xác… Khoa cấy ghép răng đang được thành lập và đang đi vào hoạt động rất hiệu qủa, khoa Nha chu thực hiện đều đặn các thủ thuật lật vạt, ghép nứu, ghép xương…, Khoa răng trẻ em bắt đầu áp dụng hệ thống Nitrous oxide để làm giảm đau khi điều trị răng cho trẻ em. Ngoài các thiết bị chụp toàn cảnh, sọ mặt, Khoa X quang đang được trang bị thêm máy chụp kỹ thuật số hiện đại…
Với trình độ, kỹ năng chuẩn đoán và điều trị của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, phương tiện trang bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi nên số lượng người bệnh đến bệng viện ngày càng tăng (năm 2002: 74.118 người, năm 2003: 78.346 người, năm 2004: 88.487 người)
Khoa phẫu thuật hàm mặt đổi mới thiết bị gây mê cũng bằng các máy gây mê hiện đại, có 6 bàn mổ và có thể cùng một lúc theo dõi huyết áp, mạch, đo điện tim v.v…
Hệ thống Oxy trung tâm được lắp đặt, tạo điều kiện hồi sức tốt cho người bệnh. Việc áp dụng tia Laser cacbonit được tiến hành nhiều năm nay và mang lại kết qủa rất khả quan.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viện 74 Trung Ương trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!