Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Sốt Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 7 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Sốt Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Sốt Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tuy không phải là một bệnh nhưng sốt ở trẻ em lại là dấu hiệu lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau mà cha mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm. Hầu như đứa trẻ nào ít nhiều đều có lần bị sốt.

Ở trẻ nhỏ, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng bị sốt. Chẳng hạn như sốt do nhiễm trùng, sốt do bệnh tật,… Trong đó, sốt do nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Có thể nói, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng đều đứng ngồi không yên mỗi khi con em mình bị sốt. Bệnh sốt trẻ em có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốt ở trẻ em? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Thông thường, muốn biết trẻ có đang bị sốt hay không, cha mẹ có thể đưa tay lên trán của trẻ. Nếu sốt, trán của trẻ sẽ nóng rán. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể trẻ một cách chính xác nhất. Trẻ sẽ bị sốt khi nhiệt độ ở nách cao hơn 37C, nhiệt độ ở miệng và nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37,8C, nhiệt độ ở bên trong hậu môn và ở tai cao hơn 38C. Trong số các cách đo này thì đo nhiệt độ ở hậu môn cho thấy nhiệt độ cơ thể trẻ một cách chính xác nhất.

Cách phòng ngừa sốt ở trẻ em

– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: thức ăn đảm bảo vệ sinh, đủ chất, cân đối và đa dạng. Có thể cho trẻ dùng thêm các loại thuốc bổ đa sinh tố hay vitamin C để hỗ trợ sức đề kháng. Chủng ngừa đầy đủ và khuyến khích trẻ luyện tập thể dục.

– Dự phòng lây nhiễm siêu vi và vi khuẩn: Giữ vệ sinh môi trường và mắc màn khi đi ngủ; tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị cảm; tai của trẻ sơ sinh phải được giữ khô và sạch để tránh viêm tai giữa; hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh răng miệng, cơ thể; rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

– Tránh cảm nắng hay các loại cảm sốt thông thường: Nhà cửa và nhất là phòng ngủ phải thông thoáng; tránh cho trẻ nằm ngay hướng gió hay hướng thổi của máy điều hòa; giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, đặc biệt vùng đầu và chân; lau khô và thay quần áo nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, không được tắm ngay cho trẻ với nước lạnh; không nên ngồi phòng có máy điều hòa ngay khi vừa đi ngoài nắng vào; đội mũ và có khăn che vùng gáy khi đi ngoài nắng; tránh tiếp xúc trực tiếp lâu với ánh nắng mặt trời, không nên cho trẻ vận động quá lâu ngoài trời nắng.

– Dự phòng sốt do chủng ngừa.

Cách điều trị sốt ở trẻ em

– Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân giảm sốt cho bé.

– Dùng cây cỏ nhọ nồi hạ sốt cho bé.

– Dùng cây diếp cá hạ sốt cho bé.

– Quấn bé bằng một chiếc khăn mỏng.

– Ngậm dưa chuột thay ti giả giúp trẻ mau chóng hạ sốt.

– Xoa bóp bằng dầu oliu: chỉ dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

– Hạ sốt bằng chanh tươi: chà sát những lát chanh vào khuỷu chân, khuỷu tay, dọc xương sống và trán của bé. Tránh các vết trầy xước hay những chỗ bé bị ngứa.

– Lau người cho trẻ: lau kỹ vùng hạch, nách và bẹn bằng khăn ấm.

– Tắm cho trẻ: phương pháp này chủ yếu để hạ nhiệt cho não.

– Ăn một que kem: phương pháp này chỉ tham khảo và áp dụng cho trẻ mới có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc trên 10 tuổi.

Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp trên mà bé vẫn không có dấu hiệu hạ sốt, ngược lại, bé sốt cao trên 38,3C đi kèm theo những triệu chứng khác như nôn ói, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị. Bệnh sốt trẻ em có thể là nhẹ nhưng có có thể nguy hiểm nếu bé không được chăm sóc kịp thời.

Dấu Hiệu Nhận Biết Sốt Virus Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị

Sốt virus là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết giao mùa đặc biệt khi trời nóng ẩm. Sốt virus không gây nguy hiểm ở người lớn nhưng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy cha, mẹ cần nhận biết dấu hiệu bé sốt virus sớm để kịp thời chữa trị.

Sốt virus là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết giao mùa đặc biệt khi trời nóng ẩm. Sốt virus không gây nguy hiểm ở người lớn nhưng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy cha, mẹ cần nhận biết dấu hiệu bé sốt virus sớm để kịp thời chữa trị. 1. Triệu chứng Trẻ thường sốt cao từ 38-39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trẻ mệt mỏi, đau đầu, đau khắp người, vật vã. Có các biểu hiện về hô hấp như: ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Ngoài ra còn có viêm hạch đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Phát ban, thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.Viêm kết mạc mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt. Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Ảnh Kidspot 2. Cách điều trị Trước tiên cần xác định nhiệt độ sốt của trẻ bằng cách đo nhiệt độ, sau đó tùy theo mức độ thân nhiệt mà chia ra:Sốt nhẹ: thân nhiệt từ 37,5 độ C- 38 độ C. Sốt vừa : thân nhiệt từ 38,5 độ C- 39 độ C.Sốt cao : thân nhiệt từ 39 độ C- 40 độ C. Sốt rất cao: thân nhiệt từ 40 độ C trở lên.

Khi trẻ sốt nhẹ và vừa chưa cần đến thuốc hạ nhiệt, chỉ cần cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, dùng khăn nhúng nước (từ 25 độ c trở lên) lau mặt, nách, bẹn và đắp trán cho trẻ nhiều. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi bé có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên.

Dùng thuốc hạ sốt đúng liều, thông thường 1 liều paracetamon trung bình dùng cho trẻ 10- 15mg/kg/ 4-6 giờ. Khi trẻ sốt cao cần theo dõi nhiệt dộ thường xuyên tránh để trẻ bị co giật.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chúng tôi trẻ ăn nhiều bữa.

Bù nước và điện giải: Khi trẻ bị sốt thường bị mất nước vì thế cần bù nước cho trẻ. Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Tránh thiếu nước và chất điện giải.

Phải đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu sau: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác, cách ly với trẻ khác. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh Chốc Đầu Ở Trẻ Em Và 3 Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuy hiện nay, ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh chốc đầu nhưng đây vẫn chưa là cái tên phổ biến được nhiều cha mẹ biết đến.

Thực tế, bệnh chốc đầu ở trẻ em còn được gọi đơn giản là bệnh nấm đầu do trẻ bị nhiễm nấm. Khi nhiễm nấm trên da đầu sẽ xuất hiện các mảng tròn mốc bong tróc nhô lên trên da gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Làm thế nào để nhận biết bệnh chốc đầu ở trẻ?

Cha mẹ nếu để ý kĩ sẽ dễ dàng nhận biết được bệnh chốc đâu hay nấm da đầu ở trẻ thông qua các mảng ngứa nổi nhiều trên da đầu. Song khi con còn quá nhỏ, rất nhiều mẹ lại lầm tưởng bệnh chốc đầu với tình trạng cứt trâu và vô tình bỏ qua.

Khi mới phát bệnh, các mảng tóc của bé có thể sẽ bị rụng nhường chỗ cho các mảng nấm nhỏ nhô lên để lại vảy màu đỏ hoặc đen. Nếu không được chữa trị kịp thời, các đốm nấm này mới dần lan rộng ra.

Trẻ bị chốc đầu thường xuyên cảm thấy ngứa ngày và khó chịu nên có thể sẽ có biểu hiện dùng tay gãi lên đầu và quấy khóc.

Một số triệu chứng khác của bệnh chốc đầu còn được biết đến như tóc giòn, rụng nhiều hói cả mảng trên đầu, đau hoặc ngứa da đầu. Nghiêm trọng hơn sẽ gây ra các hạch bạch huyết đi kèm sốt nhẹ.

Khi các mảng nấm có dấu hiệu sưng cứng lên và có tình trạng chảy mủ thì lúc này bệnh chốc đầu đã trở nặng và có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây bệnh chốc đầu

Hiện nay theo nghiên cứu khoa học, nguyên nhân chính gây ra bệnh chốc đầu là do một loại nấm da đầu. Loại nấm này sản sinh trên đầu trẻ do nhiều nguyên nhân gián tiếp:

Cha mẹ không thường xuyên vệ sinh da đầu cho trẻ khiến da đầu trở thành môi trường chứa nhiều các mô chết và ẩm thấp do mồ hôi. Đây là cơ hội tốt nhất để loại nấm da đầu sinh sống và phát triển nhanh.

Trẻ có thể bị nhiễm nấm gây chốc đầu do lây từ người mắc bệnh. Lý do là loại nấm này rất dễ lây từ người này sang người khác chỉ cần là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

Bệnh chốc đầu ở trẻ cũng có thể do lây nấm từ các vật nuôi trong gia đình như chó, mèo, lợn, bò,…

Do đó mà cách tốt nhất để phòng tránh bệnh chốc đầu ở trẻ là cha mẹ nên thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ da đầu cho con. Đồng thời cách ly trẻ với người có bệnh nấm da đầu và hạn chế để trẻ tiếp xúc với các vật nuôi dễ nhiễm bệnh.

3 cách điều trị hiệu quả bệnh chốc đầu ở trẻ em

Cách tốt nhất để cha mẹ hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh chốc đầu cho trẻ là giữ vệ sinh sạch sẽ cả da đầu và thân thể cho trẻ mỗi ngày. Da đầu sạch sẽ ngăn chặn sự phát triển của nấm và giúp bệnh chốc đầu nhanh khỏi hơn.

Bên cạnh đó, giữ da đầu sạch cũng giúp trẻ cảm thấy bớt ngứa ngáy và thoải mái hơn.

Với trường hợp nặng, trẻ có thể sẽ được bác sĩ chỉ định tắm với nước thuốc tím pha loãng để diệt khuẩn, ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Một số trẻ mắc bệnh chốc đầu ở tình trạng nặng, cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế hay bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể hơn. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để cha mẹ dùng cho trẻ, không gây ra phản ứng phụ.

Một số loại thuốc bôi trên da đầu để diệt nấm được kế là dạng thuốc sát trùng có tác dụng diệt vi khuẩn nấm và kháng viêm. Chủ yếu là thuốc xanh methylen hay thuốc betadine thoa theo đúng liều lượng từ bác sĩ chỉ định.

Trường hợp trẻ bị chốc đầu ở tình trạng tổn thương nặng sẽ được điều trị bằng phương pháp dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ định của bác sĩ.

Trong suốt quá trình điều trị đều cần đến sự theo dõi sát sao của bác sĩ, kháng thuốc nào thì đổi thuốc đó cho phù hợp và hiệu quả.

Mặc dù bệnh chốc đầu không nguy hiểm và nhanh biến chứng nhưng cha mẹ cũng nên chú ý hỗ trợ điều trị đúng cách. Tuyệt đối không sử dụng các mẹo dân gian trị bệnh chưa được kiểm chứng và sử dụng kháng sinh không có chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh Sởi Ở Trẻ Em Và 3 Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Sởi là một trong những bệnh được cảnh báo rất nguy hiểm và dễ gây biến chứng ở trẻ em. Mặc dù là bệnh phát ngoài da và dễ nhận biết nhưng một số cha mẹ vì thiếu hiểu biết làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bài viết này để các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về bệnh sởi ở trẻ em và 3 cách điều trị hiệu quả nhất.

Tại sao bệnh sởi ở trẻ em rất nguy hiểm?

Sởi được chúng ta biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em tuy ít gây tử vong nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của sởi ngay khi mắc phải chủ yếu là sốt, ho, chảy mũi, mắt đỏ. Dễ phát hiện hơn là trên cơ thể trẻ sẽ bắt đầu nổi lên các đốm đỏ, ngày càng nhiều hơn ở hầu hết các vùng da.

Trẻ em từ 1 đến 4 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân chính là do bị lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đã mắc bệnh sởi. Thậm chí khi sờ hay nói chuyện với bệnh nhân sởi cũng dễ bị lây do hệ miễn dịch của trẻ đang còn rất yếu.

Một số biến chứng gây nguy hiểm ở trẻ mắc bệnh sởi là viêm tai giữa, viêm phối, nguy hiểm hơn nữa là có thể gây viêm não sau sởi.

3 cách điều trị sởi ở trẻ hiệu quả nhất mà cha mẹ nên biết

Một số phụ huynh có quan niệm khi con bị sởi nên kiêng nước, đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Khi bị sởi, cha mẹ vẫn nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để giữ vệ sinh đúng cách.

Thực tế, mẹ chỉ nên chú ý dùng nguồn nước sạch tắm cho con, tốt nhất là nước sôi để nguội để tránh vi khuẩn làm da bé viêm nặng hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể đun nước lá lành tính như trà xanh, kinh giới để tắm cho bé. Nên nhớ rửa sạch các loại lá trước khi dùng nấu.

Thường khi bị sởi, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu sốt, những lúc này mẹ nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé để hạ sốt kịp thời. Nếu sốt nhẹ mẹ có thể chườm khăn ấm cho trẻ, sốt nặng thì có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng không nên quá lạm dụng.

Bên cạnh đó khi sốt cơ thể trẻ thường bị mất nước và cần bổ sung nước. Cách tốt nhất để cha mẹ bù nước cho trẻ là bổ sung nước hoặc nước điện giải qua đường uống. Trường hợp nặng hơn nếu bé quá suy nhược, rối loạn điện giải hay nôn nhiều thì có thể phải truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.

Chú ý giữ vệ sinh mắt, mũi, họng trong suốt thời gian mắc bệnh sởi và bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày để tránh tính trạng mất sức hay suy kiệt.

Thực tế nếu thiếu kinh nghiệm và không biết nhiều về cách chăm sóc trẻ, ba mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị sởi.

Mọi phương pháp điều trị chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi đã nắm rõ các nguyên nhân và giai đoạn của bệnh.

Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh hay thuốc bôi không theo chỉ định của bác sĩ. Lý do là vì các biện pháp này vô tình sẽ làm hại đến bé và làm sởi nhanh chóng biến chứng nguy hiểm hơn.

Làm thế nào để phòng ngừa sởi ở trẻ?

Thay vì tìm cách điều trị bệnh sởi, cha mẹ cũng nên học cách làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ hiệu quả. Bởi quan điểm y học từ trước đến nay luôn là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đầu tiên, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đi chích phòng sởi đúng thời điểm để cơ thể có khả năng kháng lại căn bệnh nguy hiểm này. Thông thường trẻ em sẽ được tiêm mũi sởi thứ nhất vào giai đoạn 9 đến 11 tháng, mũi 2 là khoảng 18 tháng ở trạm y tế. Tiêm sau thời gian này cũng có thể làm suy giảm tác dụng của vắc xin.

Thêm vào đó để phòng sởi, mẹ cũng nên nhớ thường xuyên làm vệ sinh cơ thể trẻ, kể cả nơi trẻ chơi và ngủ. Hạn chế đưa các bé đến chỗ đông người để không bị lây sởi từ người khác. Cuối cùng, phải tuyệt đối không để còn tiếp xúc với người đang bị bệnh sởi.

Các chia sẻ về bệnh sởi và cách điều trị trên chắc hẳn sẽ giúp cha mẹ biết làm thế nào để phòng ngừa sởi ở trẻ hoặc điều trị đúng cách nếu trẻ lỡ mắc phải sởi.

Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sốt Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!