Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 13 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ở phụ nữ, khá nhiều chị em phụ nữ bị mắc lạc nội mạc tử cung. Bệnh lạc nội mạc tử cung thường là nguyên nhân, triệu chứng cho thấy một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Khi mỗi kỳ hành kinh tới bạn lại thấy đau bụng dữ dội? Chu kỳ hành kinh của bạn thường xuyên bị rối loạn? Đó là những triệu chứng “nhắc bạn” rất có thể bạn đang bị lạc nội mạc tử cung. Một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp và nguy hiểm ở phụ nữ.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Tức là nó sẽ phát triển ở bên ngoài của tử cung. Nhưng sự phát triển của lớp lót này thường sẽ không đi ra ngoài vùng chậu. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Bệnh lạc nội mạc tử cung thực sự rất nguy hiểm nếu chúng ta không có những kiến thức về nó để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đau bụng và rối loạn kinh nguyệt chỉ là những triệu chứng ban đầu của đầu của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung.

Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung:

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung có thể do nhiều yếu tố gây ra như: bệnh phụ khoa, sau phẫu thuật hoặc rối loạn nội tiết…

– Máu kinh bị chảy ngược: khi máu kinh bị chảy ngược sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung, máu kinh chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và khoang xương chậu thay vì bị đẩy ra khỏi cơ thể, làm cho các tế bào này bị bám lại các vùng bên ngoài của tử cung nhưng lại không đi ra ngoài.

– Quan hệ tình dục trong những ngày bị hành kinh làm cho máu kinh bị dương vật đẩy ngược vào trong gây ra lạc nội mạc tử cung.

– Tăng trưởng tế bào phôi: Các tế bào ở khoang bụng và xương chậu đến từ tế bào phôi. Khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ của khoang bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử có thể phát triển.

– Do phẫu thuật: khi trải qua phẫu thuật thì lớp lót bên trong tử cung có thể bị dính vào các vết phẫu thuật.

– Hệ miễn dịch rối loạn: hệ miễn dịch rối loạn có thể làm phá hủy mô nội mạc tử cung mà đang phát triển bên ngoài tử cung.

– Các hệ thống mạch máu hoặc các mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển lớp lót nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.

Cách chữa trị bệnh lạc nội mạc tử cung:

Điều trị lạc nội mạc tử cung phụ thuộc cụ thể vào tình trạng diễn biến của bệnh và nguyện vọng của bệnh nhân. Và mục đích của việc điều trị bệnh là giảm đau, chữa trị hiếm muộn, chữa lành các tổn thương của nội mạc tử cung. Một số phương pháp:

– Dùng thuốc giảm đau: sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh theo đơn của bác sĩ.

– Liệu pháp Hormone: bổ sung nội tiết tố có thể tạo ra hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau. Nó ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài, nhưng đây lại không phải phương pháp chữa lâu dài.

– Phẫu thuật: nếu trong 3 tháng điều trị bệnh tình thuyên giảm thì bắt buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật. Với những trường hợp mong muốn có thai, thì phương pháp phẫu thuật này có thể mang lại những thành công nhất định. Mổ nội soi loại bỏ những lớp lót nội mạc tử cung bị “lạc”. Sau khi phẫu thuật xong cần khám thường xuyên từ 3-6 tháng để tránh tái phát trở lại.

Cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung:

Khi chưa mắc phải căn bệnh này, hãy học cách để đẩy lùi bệnh. Đó là cách để có một sức khỏe sinh sản tốt nhất.

a. Vệ sinh hàng ngày:

– Vệ sinh hàng ngày bằng nước hơi ấm, sạch sẽ, rửa vùng kín nhẹ nhàng, không nên dùng vòi hoa sen để rửa vì làm cho vi khuẩn sẽ theo đường nước vòi sen đi ngược lên niệu đạo và tử cung.

– Hạn chế dùng các dung dịch tẩy rửa mà nên thay bằng nước muối pha loãng. Diệt trùng nhưng không làm mất cân bằng PH trong âm đạo.

– Luôn giữ cho vùng kín được khô ráo hàng ngày.

– Mặc quần lót bằng vải thoáng, mềm, và thay quần lót 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy vùng kín bị ẩm ướt.

– Đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, thay băng 4 lần/1 ngày. Rửa sạch sẽ.

– Quan hệ tình dục an toàn, và sạch sẽ. Đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.

b. Chế độ ăn uống:

– Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nước có tác dụng thải các tạp chất trong cơ thể ra ngoài theo đường tiểu để làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. Uống nước lọc và hạn chế uống các nước có đường quá nhiều. Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng điều trị viêm màng dạ con một cách tự nhiên.

– Ăn nhiều hoa quả và rau xanh: Các loại rau lá xanh và trái cây có màu sậm thường tốt hơn cả vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà cơ thể cần.

– Ăn những thực phẩm giàu protein : cá, gà… vì protein góp phần duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể, nhờ đó giảm được tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới và nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cũng được hạn chế. Giảm những thứ dầu mỡ, nhiều chất béo.

Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh – phòng khám uy tín và chất lượng hàng đầu tại Hà Nội về điều trị các bệnh phụ khoa. Mọi thắc mắc cần giải đáp và đặt lịch khám tại phòng khám xin vui lòng liên hệ về số điện thoại:0386.977.199 – – Địa chỉ: Số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.

Lạc Nội Mạc Tử Cung

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất đối với sinh lý bệnh học của nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc tử cung di chuyển từ buồng tử cung trong kỳ kinh nguyệt và bám dính vào các vị trí ngoài tử cung. Phổ biến là dòng chảy ngược của tổ chức trong chu kỳ kinh qua vòi trứng vào ổ bụng; hệ bạch huyết và hệ thống tuần hoàn có thể vận chuyển, các tế bào nội mạc đến những vị trí xa hơn (như khoang màng phổi).

Một giả thuyết khác là quá trình dị sản khoang cơ thể: biểu mô khoang cơ thể được chuyển thành các tuyến giống như nội mạc tử cung.

Về mặt vi thể thì phần nội mạc tử cung lạc chỗ có cấu trúc và các tuyến giống như nội mạc tử cung. Những mô này chứa các thụ thể estrogen và progesterone và do đó thường phát triển, biến đổi và chảy máu để đáp ứng với sự thay đổi lượng hormone trong chu kỳ kinh nguyệt; hơn nữa, các mô này có thể sản xuất estrogen và prostaglandin. Quá trình lạc nội mạc có thể tự tiếp diễn hoặc tự thoái triển giống như xảy ra trong khi có thai (có thể bởi vì nồng độ progesterone ở mức cao). Cuối cùng, hiện tượng lạc nội mạc có thể gây viêm và tăng số lượng các đại thực bào được kích hoạt và sản xuất các cytokine tiền viêm.

Tỉ lệ mắc gia tăng ở những người thân thuộc thế hệ thứ nhất của những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gợi ý rằng di truyền cũng là một nhân tố.

Ở những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung nặng và giải phẫu vùng chậu bị thay đổi, tỷ lệ vô sinh cao, có thể do giải phẫu bị thay đổi và tình trạng viêm gây cản trở đến cơ chế thụ tinh buồng trứng, thụ tinh noãn, và di động của vòi tử cung

Một số bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung ít và giải phẫu xương chậu bình thường cũng vô sinh; lý do suy giảm khả năng sinh sản không rõ ràng nhưng có thể bao gồm những điều sau:

Tăng tần suất của hội chứng các nang trứng đã hoàng thể hóa mà không giải phóng ra được (tế bào trứng bị mắc kẹt)

Tăng sản sinh prostaglandin phúc mạc hoặc tăng hoạt động của các đại thực bào phúc mạc làm ảnh hưởng đến chức năng của tinh trùng và tế bào trứng

Niêm mạc tử cung không được chấp nhận (do rối loạn chức năng của kỳ hoàng thể hay các bất thường khác)

Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra đối với lạc nội mạc tử cung là

Tiền sử gia đình đối với những người rất thân thuộc thế hệ thứ nhất đã từng bị lạc nội mạc tử cung

Trì hoãn sinh con hoặc không sinh con

Có kinh lần đầu sớm

Mãn kinh muộn

Khiếm khuyết ống Müllerian

Tiếp xúc với diethylstilbestrol trong tử cung

Các yếu tố bảo vệ tiềm ẩn bao gồm

Sinh nhiều lần

Cho con bú kéo dài

Bắt đầu có kinh muộn

Sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống liều thấp (liên tục hoặc theo chu kỳ)

Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chữa

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý ngày càng nhận được sự quan tâm của chị em phụ nữ trong thời gian gần đây. Là một căn bệnh mà các mô đáng lẽ phát triển trong tử cung thì lại được tìm thấy ở những bộ phận khác của cơ thể.

Đa số các trường hợp hình ảnh lạc nội mạc tử cung của chị em được phát hiện ra ở vùng chậu như: mặt sau của tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, trên mô nâng đỡ tử cung, ở đường tiêu hoá dưới hoặc ở bàng quang.

Ước tính trên thế giới có khoảng 6 10% phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc buồng trứng. Trên thực tế, con số này có thể nhiều hơn do có một số lượng lớn phụ nữ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể gây ra 2 biến chứng vô cùng quan trọng đó là vô sinh và ung thư. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, vì vậy có rất nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến thắc mắc lạc nội mạc tử cung có chữa được không. Rất may mắn là thời điểm hiện tại đã có nhiều phương pháp khá hiệu quả để điều trị cho bệnh lý này.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung?

Kinh nguyệt bị trào ngược: Khi đó, các tế bào nội mạc tử cung tồn tại trong dòng máu kinh nguyệt sẽ chảy ngược lại, đi lên ống dẫn trứng và khu vực xương chậu thay vì thoát ra bên ngoài cơ thể. Những tế bào lạc chỗ này sẽ bị dính vào thành khu vực xương chậu và bề mặt của các cơ quan khác trong khu vực chậu, nơi chúng sẽ tiếp tục phát triển, trở nên dày lên và chảy máu trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Sự biến đổi mạnh mẽ của tế bào phúc mạc: Điều này được các nhà khoa học nhắc đến trong “thuyết cảm ứng”, họ cho rằng hormone hoặc các yếu tố miễn dịch khác trong cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình biến đổi của các tế bào phúc mạc biến thành tế bào của nội mạc tử cung

Sự biến đổi đột ngột của tế bào phôi: Các loại hormone trong cơ thể như estrogen có thể biến đổi tế bào của phôi thai thành tế bào của nội mạc tử cung trong giai đoạn dậy thì.

Sẹo để lại sau phẫu thuật: Sau khi tiến hành một số loại phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật cắt tử cung, tế bào của nội mạc tử cung có thể bị dính lên vết mổ

Tế bào nội mạc tử cung bị dịch chuyển: Các mạch máu hoặc dịch của mô có thể làm cho các tế bào nội mạc tử cung bị dịch chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể.

Bất thường về hệ miễn dịch: Những bất thường trong hệ miễn dịch bên trong có thể làm cho cơ thể không phát hiện ra và không phá huỷ được các mô nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung.

Triệu chứng ban đầu của bệnh lạc nội mạc tử cung là cảm giác đau ở vùng chậu, thường là trong chu kỳ hành kinh. Cơn đau này sẽ có xu hướng tăng dần lên theo thời gian.

Các triệu chứng thông thường của bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm:

Đau trong giai đoạn hành kinh: Cơn đau vùng chậu có thể bắt đầu sớm hơn và kéo dài hơn sau khi kết thúc hành kinh. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau vùng bụng và ở phía dưới lưng.

Đau trong khi giao hợp: Đau trong quá trình hoặc sau khi giao hợp rất phổ biến đối với người bị bệnh lạc nội mạc tử cung.

Đau khi di chuyển, vận động hoặc đi tiểu.

Chảy máu ồ ạt: Bệnh nhân có thể bị chảy máu ồ ạt khi đang hành kinh hoặc ở giữa các chu kỳ hành kinh.

Vô sinh.

Một số các biểu hiện và triệu chứng thường gặp khác như: tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón, buồn nôn,… sẽ diễn ra trong suốt giai đoạn hành kinh.

Các biến chứng nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung:

Vô sinh: đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Khoảng 1/3 chị em phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thường gặp khó khăn khi mang thai. Vậy, lạc nội mạc tử cung có thai được không? Lạc nội mạc tử cung sẽ ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau để tiến hành thụ tinh, ngoài ra còn có thể phá hủy các tế bào trứng hoặc tinh trùng.

Tuy nhiên có những bệnh nhân bị bệnh lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ hoặc vừa thì vẫn có thể mang thai. Cho nên bác sĩ vẫn thường tư vấn các bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung không nên thực hiện kế hoạch hóa, tức là trì hoãn việc có con, vì các triệu chứng bệnh này có thể nặng lên theo thời gian.

Ung thư: Mặc dù đây là trường hợp hiếm gặp nhưng bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây ra bệnh ung thư buồng trứng hoặc căn bệnh u lạc nội mạc tử cung rất nguy hiểm.

Những ai có nguy cơ bệnh lạc nội mạc tử cung?

* Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cao hơn khi:

Chưa sinh con lần nào. Cá biệt có một số chị em còn bị lạc nội mạc khi mang thai.

Có mẹ, chị/ em gái, con gái mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

Có kinh nguyệt từ rất sớm (trước 11 tuổi).

Mãn kinh muộn.

Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn (dưới 27 ngày).

Chảy máu nhiều và kéo dài quá 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao.

Chỉ số BMI thấp (quá gầy).

Bất kỳ lý do nào khiến cho kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài cơ thể được.

Bất thường trong bộ phận sinh sản.

* Các đối tượng ít có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hơn:

Có chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu muộn hơn.

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên trên 4 tiếng/ tuần.

Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp.

Lạc nội mạc tử cung và cách điều trị

Điều trị lạc nội mạc tử cung cho phụ nữ thường phối hợp cả 2 biện pháp đó là dùng thuốc uống và phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của triệu chứng và mong muốn có thai hay không của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp trị bệnh phù hợp. Thông thường, các bác sĩ thường tư vấn phương pháp điều trị bảo tồn nội mạc trước, sau đó mới đến phương án phẫu thuật.

Ngoài thuốc giảm đau để, liệu pháp tiêm hormone có thể giúp chị em giảm hoặc làm mất triệu chứng đau của bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên liệu pháp hormone không thể giúp điều trị dứt điểm chứng lạc nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng biện pháp này, các triệu chứng lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể sẽ quay lại.

Điều trị bảo tồn: Nếu bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung có ý muốn mang thai, việc phẫu thuật để cắt bỏ phần nội mạc tử cung bị lạc, bảo tồn tử cung và buồng trứng sẽ làm gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Ngoài ra, việc phẫu thuật bảo tồn còn có tác dụng giảm đau khá tốt cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể lựa chọn một trong các phương pháp phẫu thuật nội soi hay là phẫu thuật thông thường để thực hiện cho bệnh nhân.

Điều trị vô sinh: Bác sĩ có thể cân nhắc khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân.

Đông y trị lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Lạc nội mạc tử cung trong Đông y thuộc phạm trù trưng hà, bất dựng, thống kinh của Y học cổ truyền. Nguyên tắc điều trị của Đông y chủ yếu sử dụng phương pháp hoạt hóa huyết ứ đã đem lại hiệu quả khá cao. Thuốc có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và khí huyết, cân bằng âm dương, giúp cho cơ thể phụ nữ khỏe mạnh hơn và có khả năng có thai.

Bạn đừng quá lo lắng về bệnh lý này vì không phải trường hợp lạc nội mạc tử cung nào cũng gây ra tình trạng vô sinh. Đa phần những sự khó chịu mà lạc nội mạc tử cung mang lại cho bạn chỉ là tình trạng đau đớn, quặn thắt mỗi khi hành kinh. Về phương diện này thì hiện nay có nhiều thuốc giảm đau giúp hỗ trợ nên bạn có thể trải qua được những ngày này một cách dễ dàng hơn.

https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/trieuchungcachchandoanlacnoimactucung/

https://pacificcross.com.vn/vi/content_page/64hellobacsi/3214lacnoimangtucung.html

https://www.mayoclinic.org/diseasesconditions/endometriosis/diagnosistreatment/drc20354661

Điều Trị Lạc Nội Mạc Tử Cung Giúp Giảm Nguy Cơ Mắc Bệnh

08:33 – 09/07/2016

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố trong Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica (một tạp chí Liên đoàn Bắc Âu của hội sản phụ khoa) cho biết những phụ nữ điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) bằng phương pháp sử dụng thuốc nội tiết, phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc thắt ống dẫn trứng thì ít có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng.

Điều trị lạc nội mạc tử cung giúp chị em giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Theo tổ chức y tế thế giới bệnh lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khoảng 14% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tại các viện Y Tế Quốc Gia (NIH) ước tính có hơn 5,5 triệu phụ nữ ở Bắc Mỹ bị bệnh LNMTC và có đến 40% số phụ nữ không có khả năng sinh con nếu không được điều trị bệnh tích cực. Ngoài ra, có những nghiên cứu trước đây cho thấy LNMTC có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng một số nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra một phương pháp điều trị bệnh LNMTC như phẫu thuật cắt bỏ tử cung, thắt ống dẫn trứng. Theo tiến sĩ Anna-Sofia Melin đến từ Viện Karolinska (tại bệnh viện Đại học Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển) cho biết ” chúng tôi muốn mở rộng tìm hiểu về vấn đề nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng có giảm xuống ở những bệnh nhân bị LNMTC sau khi được điều trị bằng thuốc nội tiết hoặc phương pháp phẫu thuật (nội soi, cắt bỏ tử cung…) “.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ hệ thống sổ đăng ký khám bệnh của các bệnh nhân đã được chẩn đoán là mắc bệnh LNMTC ở Thụy Điển từ giữa năm 1969 đến năm 2007. Và sau đó sổ đăng ký khám bệnh ở những bệnh nhân này được sử dụng để tìm hiểu mối liên kết giữa những phụ nữ đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư buồng trứng đã theo dõi ít nhất một năm sau khi chẩn đoán mắc bệnh LNMTC. Gồm những phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng là 220 người và những phụ nữ bị LNMTC nhưng không được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng là 416 người.

Nghiên cứu điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung giúp giảm

nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư buồng trứng giảm ở những người đã có phẫu thuật cắt 1 bên buồng trứng và những người đã phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng thì nguy cơ bị ung thư buồng trứng giảm đáng kể. Và tiến sĩ Melin cho biết ” nghiên cứu cho thấy nếu bệnh nhân được phẫu thuật đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng đến 80%, còn đối với phương pháp điều trị bằng thuốc nội tiết thì cần được nghiên cứu nhiều hơn “. Tuy nhiên, điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung còn tùy theo từng đối tượng có còn nhu cầu sinh sản hay không. Đối với những bệnh nhân có nhu cầu sinh con, để duy trì khả năng sinh sản của họ thì không nên áp dụng phương pháp cắt bỏ buồng trứng và ngược lại, điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và mang lại lợi ích lâu dài.

Cần có biện pháp phòng và điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung là điều cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng

PGS.TS Vương Tiến Hòa đánh giá tác dụng của cao thuốc

Cao thuốc với các thành phần như nga truật, hương phụ, đan sâm, tam thất… có tác dụng đào thải huyết ứ, chống viêm, giảm đau, điều hòa hệ miễn dịch cơ thể. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh , đồng thời thu nhỏ kích thước khối u và ngăn chặn sự di chuyển và tái phát của khối lạc nội mạc. Đồng thời sản phẩm được thiết kế dưới dạng cao lỏng đã đem đến sự tiện lợi cho chị em khi sử dụng. Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, cao lỏng Phụ Lạc Cao ngày càng khẳng định được vị trí thương hiệu của mình qua các giải thưởng uy tín như giải ” Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng ” do Hội Khoa Học và Công Nghệ Lương Thực – Thực Phẩm Việt Nam trao tặng.

Vì vậy, để sớm phòng ngừa và điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ngay từ bây giờ đồng thời các chị em nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe, đồng thời nên kết hợp sử dụng thêm cao thuốc Phụ Lạc Cao mỗi ngày để phòng bệnh hiệu quả.

Để được tư vân sức khỏe, bạn đọc có thể gọi đến số 0917 227 216 để được tư vấn.

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!