Xu Hướng 3/2023 # Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Bằng Hoa Thiên Lý Từ Dân Gian Hiệu Quả # Top 11 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Bằng Hoa Thiên Lý Từ Dân Gian Hiệu Quả # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Bằng Hoa Thiên Lý Từ Dân Gian Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn đã thử cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý bao giờ chưa? Đây là nguyên liệu đang được khá nhiều bệnh nhân sử dụng và đưa ra phản hồi khá tốt. Nhưng liệu hiệu quả của nguyên liệu này có được như mong đợi và có căn cứ khoa học nào cho việc dùng hoa thiên lý để chữa bệnh không? Đó là điều mà bạn nên tìm hiểu trước khi quyết định mình có nên sử dụng hay không?

Bệnh trĩ có lẽ không còn là một căn bệnh quá xa lạ đối với chúng ta mà đã trở nên quá phổ biến do thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày kém khoa học. Thực chất có rất nhiều cách chữa bệnh khác nhau, trong đó cách dùng nguyên liệu tự nhiên là cách được khuyến khích do vừa hiệu quả mà lại có tính an toàn cao. Chẳng hạn như cách điều trị bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là một cách rất tiêu biểu mà bạn nên tìm hiểu để áp dụng khi cần thiết.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của hoa thiên lý

Những dấu hiệu bệnh trĩ có thể xuất hiện với bất cứ đối tượng nào và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng nếu chúng ta không tiến hành điều trị sớm. Bác sĩ Trần Minh Hải (Bệnh viên Gia Định) cho biết: ” Đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện, lòi búi trĩ… là những triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhưng khá nhiều người thờ ơ, chủ quan hoặc ngại ngần trong việc chữa trị vì đây là bệnh ở vùng kín. Trong khi nếu chữa sớm bạn có thể hết hoàn toàn nhờ cách chữa dân gian kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.”

Như vậy, những cách chữa bệnh trĩ bằng nguyên liệu tự nhiên luôn được khuyến khích vì có nhiều ưu điểm. Trước hết là mức độ an toàn, không hề gây tác dụng phụ ngay cả khi dùng trong thời gian dài. Đồng thời nguyên liệu có sẵn nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho bệnh nhân.

Bạn có thể thấy được những ưu điểm trên khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý. Cách này không chỉ là cách chữa bệnh dân gian mà còn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và công nhận mức độ hiệu quả. Cụ thể theo quan niệm Đông y, các bộ phận như hoa và lá của hoa thiên lý đều có tính bình, vị ngọt có khả năng thanh nhiệt, lợi gan, giải độc, tiêu viêm khá hiệu quả. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy trong cây thiên lý có hàm lượng ancoloid cùng nhiều vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cùng nhiều khoáng chất như sắt, canxi, kẽm… có tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ điều trị khi mắc bệnh trĩ.

Chúng ta có thể tham khảo ý kiến của một bệnh nhân đã từng chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý: ” Công việc văn phòng hay phải ngồi một chỗ và ăn uống thất thường nên mình bị bệnh trĩ lúc nào không hay. Dạo trước cứ hay bị đau rát rồi chảy máu khi đi đại tiện. Mình khá ngại đi khám bác sĩ nên cũng mày mò chữa theo dân gian trước. Mình có lấy hoa thiên lý nấu canh ăn mỗi tuần 2-3 bữa. Đúng là sau 1 tháng có kết quả tốt thật, mình đi vệ sinh dễ dàng mà máu cũng không còn ra nhiều như trước nữa.”

Quả thật việc dùng hoa thiên lý để chữa bệnh trĩ là một cách dân gian nhưng có hiệu quả khá rõ rệt. Nhưng cần lưu ý là cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và dùng được cho bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn nhẹ. Với những bệnh nhân bị trĩ ở cấp độ nặng thì việc điều trị này không có hiệu quả.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý tại nhà

Biết được hiệu quả của nguyên liệu này trong việc điều trị bệnh trĩ nên có rất nhiều công thức chữa bệnh được đưa ra. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn có thể tự mình thực hiện ngay tại nhà. Nếu bạn muốn thử trải nghiệm cách chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý thì đừng bỏ qua các cách sau:

# Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý

Chỉ cần một nắm lá thiên lý là bạn có thể thực hiện ngay công thức điều trị bệnh hiệu quả. Cách mà chúng tôi sắp hướng dẫn sẽ giúp bạn hạn chế được sự khó chịu khi búi trĩ bị lòi ra ngoài. Muốn thấy được hiệu quả của cách này bạn chỉ cần tiến hành theo các bước như sau:

Lấy một nắm lá thiên lý non rửa thật sạch rồi để ráo.

Bỏ vào giã nát với một chút muối.

Thêm chút nước vào quậy đều rồi vắt lấy nước lá.

Vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ rồi lấy bông gòn thấm nước lá thiên lý đắp lên búi trĩ.

Đợi khoảng 10 phút rồi lấy miếng bông gòn ra.

Áp dụng mỗi ngày 1 lần trong khoảng 2 tuần sẽ thấy các búi trĩ tiêu dần và mất hẳn. Nhiều người vẫn điều trị duy trì để phòng chống bệnh tái phát bằng cách thực hiện mỗi tuần 2 lần.

# Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Bạn cũng nên tận dụng công dụng chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý bằng cách nấu những món ăn. Cách này giúp bạn vừa thưởng thức được món ăn thơm ngon vừa giảm được các triệu chứng bệnh. Món canh bông thiên lý nấu với tôm và cua đều có tác dụng chữa trị bệnh khá tốt.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu canh tôm hoa thiên lý theo các bước như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g hoa thiên lý, một ít nấm rơm, nửa quả cà chua, 1 ít tôm, 1 ít thịt nạc xay và gia vị vừa đủ.

Đem thịt xay và tôm đã bóc vỏ với gia vị vừa đủ.

Phi hành và tỏi cho thơm rồi bỏ thịt và tôm vào đảo trong lửa lớn, sau đó tiếp tục cho cà chua vào đảo thật đều tay.

Cho nước vừa đủ dùng vào rồi đun sôi lên. Chú ý nêm nếm gia vị vừa ăn.

Tiếp tục cho nấm rơm vào trước rồi sau đó mới cho hoa thiên lý vào.

Nấu cho sôi, nêm nếm lại rồi tắt bếp.

Món ăn ngon khi còn nóng, thường xuyên sử dụng món ăn này là cách giúp hoa thiên lý chữa bệnh trĩ từ bên trong. Không chỉ có khả năng điều trị các triệu chứng mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

# Dùng hoa thiên lý – cách chữa bệnh trĩ hiệu quả cho bà bầu

Bà bầu là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh trĩ vì tâm lý chị em hay ăn nhiều mà không chọn lựa kĩ, nhất là thức ăn béo và nhiều đường rất dễ dẫn đến bệnh trĩ. Đồng thời khi tử cung tăng dần về kích thước cũng gây áp lực cho các búi trĩ. Đó là chưa kể trường hợp nhiều chị em ngại vận động thì càng làm cho những biểu hiện bệnh ngày một nặng hơn.

Nhưng trong thời kì mang thai việc dùng thuốc không được khuyến khích vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mà người bệnh nên dùng các biện pháp dân gian bằng các nguyên liệu tự nhiên. Trong thực tế, nhiều chị em vẫn hướng dẫn nhau cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý trong thời kì mang thai. Chị em có thể dùng các món canh từ hoa thiên lý hoặc dùng nước lá thiên lý xay ra để uống vừa lúc thanh lọc cơ thể vừa hạn chế được các triệu chứng bệnh trĩ gây ra.

Như vậy có rất nhiều cách để hiệu quả của hoa thiên lý trong điều trị bệnh trĩ, tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta nên nghiên cứu để áp dụng cách phù hợp. Nhưng chú ý là hiệu quả của các cách điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh của từng bệnh nhân vì vậy có người hiệu quả nhưng cũng có người không. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để tìm ra các biện pháp hữu hiệu hơn.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Ngoài việc áp dụng các bước tiến hành chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý đúng cách, bạn cũng cần lưu ý một vài điều để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như:

Cách dùng hoa thiên lý để điều trị các triệu chứng bệnh trĩ cũng giống như cách áp dụng phương pháp dân gian để chữa các bệnh khác thường có hiệu quả khá chậm. Chúng ta phải thật sự kiên trì và áp dụng thường xuyên thì mới thấy được hiệu quả. Các tinh chất từ hoa thiên lý cần có thời gian mới có thể thấm sâu vào cơ thể và phát huy khả năng điều trị bệnh.

Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc thì phải dùng thuốc theo đúng liều lượng và thành phần đã được chỉ định. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng hoa thiên lý hỗ trợ quá trình chữa bệnh trĩ.

Đừng quá lo lắng căng thẳng có thể làm gia tăng áp lực làm cho bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. Vì vậy bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh tình trạng dồn việc, thức khuya quá nhiều.

Tránh việc ngồi nhiều đứng lâu làm máu không lưu thông làm gia tăng áp lực khi bị bệnh trĩ. Thay vào đó nếu đặc thù công việc thì từ 1-2 tiếng cần vận động nhẹ nhàng vừa để thư giãn vừa để hỗ trợ điều trị bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học với việc tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để nhuận tràng, bổ sung dinh dưỡng để giúp nhuận tràng, cải thiện bệnh trĩ hiệu quả hơn. Hơn nữa uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, làm mềm phân. Bên cạnh đó nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe cũng như việc chữa bệnh.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hoạt động của nhu động ruột…giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Trên thực tế chúng ta đã thấy có khá nhiều bệnh nhân thành công với cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý. Việc dùng nguyên liệu này để chữa bệnh cũng khá dễ nên bạn có thể tiến hành ngay tại nhà. Hãy thử ngay những cách mà chúng tôi vừa giới thiệu để thấy được sự cải thiện trong thời gian ngắn. Nếu vẫn không thấy hiệu quả thì tức là bạn không phù hợp với cách này hoặc bệnh đã quá nặng, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh hữu hiệu hơn.

BTV An Nhiên

Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Hoa Thiên Lý

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là phương pháp được nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả cao. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh thực hiện kiên trì đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, khi nói về công dụng chữa bệnh trĩ bằng hoa và lá thiên lý thì không phải ai cũng biết.

Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Hoa và lá thiên lý có khả năng chữa trị bệnh trĩ do chứa nhiều vitamin như C, B1, B2, chứa các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi…và có hàm lượng cao ancoliod. Loại cây này có dạng dây leo, rất dễ chăm sóc, thường được dùng làm thực phẩm và làm cảnh. Theo các bác sĩ, rau và hoa thiên lý có thể dùng để chữa bệnh trĩ theo những cách sau:

Món ăn này không chỉ giúp hỗ trị điều trị bệnh trĩ rất tốt mà cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn ninh nước xương hầm sau đó cho giò sống vào, tiếp theo cho hoa thiên lý vào, nêm nếm cho vừa miệng và ăn khi canh còn nóng.

Canh cua nấu hoa lý

Cua giã nát, lọc bỏ bã sau đó đun sôi, tiếp theo bạn cho hoa thiên lý đã rửa sạch vào và thêm gia vị cho vừa miệng.

Ngoài ra, tùy cách chế biến mà bạn có thể thay thế bằng thịt nạc xay hay tôm đều được.

Hoa thiên lý có vị ngọt, thanh mát và thơm tự nhiên do đó bạn có thể chế biến và sử dụng hàng ngày.

Một số cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý khác

Lá thiên lý cũng có tác dụng trong việc hỗ trị điều trị bệnh trĩ hiệu quả theo những cách sau:

Dùng 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối sau đó lọc bỏ bã. Bạn dùng bông gòn thấm phần nước này và đắp lên hậu môn mỗi ngày 15 – 20 phút, ngày 2 lần.

Dùng lá thiên lý rửa sạch, ép lấy nước ép. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 chén nước lá thiên lý tươi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rau thiên lý chế biến thành món canh để ăn, vừa giúp cung cấp chất xơ, phòng tránh táo bón vừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ, búi trĩ mới hình thành. Cách làm này cũng giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra như: đau rát, ngứa ngáy, hậu môn khó chiu… Đối với những trường hợp bệnh phát triển nặng, phương pháp này hầu hết không mang lại hiệu quả. Khi đó bạn cần đến những cơ sở y tế để được khám và điều trị hiệu quả.

Tại Hà Nội, Phòng khám đa khoa Thái Hà là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh trĩ hiệu quả do đáp ứng đầy đủ những yếu tố sau:

Phòng khám có đội ngũ các y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế

Đội ngũ nhân viên y tế, tư vấn viên nhiệt tình, trách nhiệm

Trang bị đầy đủ thiết bị y tế, điều trị phù hợp cho từng cấp độ bệnh trĩ

Chi phí chữa trị hợp lý

Thủ tục nhanh gọn

8 Bài Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường Hiệu Quả Từ Dân Gian

Thứ Sáu, 03-08-2018

Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc tây y

Điều trị tiểu đường bằng thuốc đông y

Chữa tiểu đường bằng tây y đông y kết hợp

6 Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ dân gian

Trị bệnh tiểu đường bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chữa tiểu đường bằng cách tập luyện, vận động

Điều trị bệnh tiểu đường bằng cách ngồi thiền

Kiến thức bệnh tiểu đường

PGS.TS.BS Nguyễn Khoa Diệu Vân (Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Tiểu đường là căn bệnh ngày càng phổ biến ở nhiều người. Hiện tượng thức ăn khi được đưa vào bên trong cơ thể, sẽ được chuyển hóa thành dạng đường glucose. Lúc này tại tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone có tên gọi là insulin, chúng làm nhiệm vụ vận chuyển đường glucose đến các tế bào khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi lượng hormone insulin tiết ra không đủ hoặc không tiết ra thì quá trình này sẽ bị gián đoạn. Điều này sẽ làm cho lượng đường trong máu bị tích tụ ngày càng nhiều hơn mà không được giải phóng ra bên ngoài. Về lâu dài, sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiểu đường đến gần với bạn hơn.”

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

– Thủ phạm gây bệnh tiểu đường được xác định là do chế độ ăn uống không đúng cách. Hiện nay khá nhiều người có thói quen ăn không đúng giờ giấc hoặc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, nhịn ăn sáng….

Trích dẫn từ “nhóm nghiên cứu tại trường Y Harvard (Mỹ), Bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ) và trường đại học Quốc gia Singapore” công bố vào năm 2012. Bệnh tiểu được tuýp 2 xuất hiện do chế độ ăn uống không khoa học, nhịn ăn sáng làm cho insulin tiết ra rất ít không đủ để làm nhiệm vụ giải phóng lượng đường tích tụ trong máu.

– Không chỉ dừng lại ở chế độ ăn uống mà những ai đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được xác định là do cơ thể bị kháng với insulin. Ở một số người, tuyến tụy không có khả năng tiết insulin nếu bạn dung nạp thức ăn vào cơ thể lượng đường trong máu tăng lên mà không có insulin tham gia vào quá trình vận giải phóng thì sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường ngoài việc sử dụng các dụng cụ y tế để kiểm tra lượng đường trong máu thì người bệnh cũng cần phải chú ý đến các biểu hiện do bệnh tiểu đường gây ra như:

– Thường xuyên bị khát nước, nhất là vào ban đêm.

– Rối loạn tiểu tiện vào ban đêm.

– Bị sụt cân nhanh chóng.

– Ăn uống không ngon miệng, thường hay bị táo bón.

Ngoài ra, bệnh còn có các dấu hiệu khác như ngứa khắp cả người, cơ thể thiếu sức sống, da dẻ xanh sao, mắt mờ, mệt mỏi thường xuyên… Những biểu hiện này có thể xuất hiện tất cả cùng một lúc nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu. Do đó, để biết chính xác bệnh, bạn cần phải thăm khám và kiểm tra sức khỏe ngay khi các triệu chứng này xảy ra.

Thông tin hữu ích cho người bệnh: Những cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà chính xác

Chi tiết 7 cách chữa trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay

1. Chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc tây y:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị tiểu đường có nguồn gốc xuất xứ trong nước và nhập khẩu. Mỗi loại đều có những thành phần và tác dụng riêng biệt phù hợp với từng đối tượng mắc bệnh tiểu đường. Do đó, để dùng thuốc đảm bảo chất lượng, đúng mục đích. Trước tiên, người bệnh phải xác định bệnh và loại tiểu đường bạn đang gặp, từ đó có thể dùng một số loại thuốc sau đây:

# Nhóm thuốc sulphonylurea:

Nhóm thuốc sulphonylurea bao gồm tolbutamide, glibenclamid, chlorpropamide, gliclazid, glimepirid, limide, glipizide…. có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh ra hormone insulin để làm ổn định lượng đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Trong quá trình điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân đột ngột, hạ đường huyết xuống thấp hay làm ảnh hưởng đến các chức năng như gan, thận… Nếu như người bệnh dùng thuốc quá liều lượng cho phép mà không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

# Nhóm thuốc thiazolidinedione:

Thuốc thiazolidinedione chữa bệnh tiểu đường bao gồm 2 loại đó chính là Pioglitazone và Rosiglitazone thường gặp nhất là Actos, pioglitazone, rosiglitazone, metformin, avandamet…. thuốc có tác dụng làm tăng tác dụng hấp thu của insulin tại các mô trong cơ thể nhưng lại không sản sinh ra insulin được.

# Nhóm thuốc meglitimide:

– Thuốc meglitimide gồm novonorm có tác dụng kích thích tế bào beta nhằm sản xuất ra nhiều insulin, giúp người bệnh ổn định đường huyết sau khi ăn.

– Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn nên sử dụng nhóm thuốc meglitimide này để cải thiện tình trạng bệnh để đạt kết quả tốt hơn.

# Nhóm thuốc Biguanide:

Nhóm thuốc Biguanide bao gồm: Phenformin, metformin… Khác với các nhóm thuốc đã được kể trên. Biguanide không chỉ kích thích tuyến tụy để giải phóng insulin giúp ổn định đường huyết mà thuốc có tác dụng làm hạ đường huyết ở nhiều cơ quan khác nhau, điển hình nhất là ở gan.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khi dùng nhóm thuốc Biguanide để làm ức chế sản xuất glucose ở gan sẽ kiểm soát lượng đường trong máu.

→ LƯU Ý: Điều trị tiểu đường bằng thuốc tây y là việc làm mà các chuyên gia luôn khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên thực hiện, giúp tình bệnh được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc chữa trị, trước hết bạn cần phải thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

2. Điều trị tiểu đường bằng thuốc đông y:

# Bài thuốc 1:

– Nguyên liệu cần có: Tri mẫu, đẳng sâm, sa sâm, ngọc trúc, thiên hoa phấn (mỗi vị 15g); Cam thảo 6g; Sinh địa 30g; Sinh thạch cao 60g.

– Cách dùng: Trước tiên cho sinh thạch cao vào ấm cùng với 5 bát nước sắc trong thời gian 15 phút sau đó tiếp tục cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào ấm sắc. Đun lửa nhỏ, canh nước còn 3 bát tắt bếp. Chắc nước thuốc ra ngoài bát để nguội rồi uống.

– Công dụng: Bài thuốc trị bệnh tiểu đường có tác dụng ổn định huyết áp, hệ tiêu hóa, cải thiện chứng khát nước thường xuyên, giữ vững cân nặng.

# Bài thuốc 2: – Thành phần thuốc: Phục linh, trạch tả, cẩu kỷ tử, nữ trinh tử, bạch thược, đồng tật lê (mỗi vị 12g); Sinh địa, thục địa, sơn thù du (mỗi vị 15g); Đan bì 9g; Hoàn sơn dược 30g.

– Công dụng: Cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu đục, giảm mệt mỏi đau nhức ở lưng và eo. Khắc phục tình trạng miệng khô, lưỡi đỏ.

# Bài thuốc 3:

Được tổng hợp từ các loại như: Đương quy, bạch thược, sinh địa, xuyên khung, dây thìa canh….. Cách dùng bài thuốc tương tự như các cách làm trên, người bệnh đem các nguyên liệu này cho vào ấm sắc lấy nước thuốc uống trong ngày. Bài thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng lợi tiểu, giảm đau làm ổn định đường huyết trong máu thích hợp với người bệnh tiểu đường tuýp 2.

→ Sử dụng bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường, trước tiên người bệnh cần phải thăm khám và được thầy thuốc đông y bắt mạch chẩn đoán bệnh sau đó mới bốc thuốc. Thành phần của thuốc đông y được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên nên trong quá trình dùng thuốc tác dụng nhanh hay chậm còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, người bệnh tiểu đường nên kiên trì thực hiện bài thuốc lâu dài để có được kết quả tốt nhất.

3. Chữa tiểu đường bằng tây y đông y kết hợp:

Ngày nay, việc dùng thuốc tây y kết hợp với đông y chữa bệnh tiểu đường chắc hẳn còn khá nhiều người băn khoăn. Vốn dĩ trên thực tế cả hai phương pháp này trước giờ thường áp dụng riêng biệt nhau và rất kỵ nhau nếu áp dụng chung thuốc sẽ phản tác dụng khiến cho việc điều trị tiểu đường trở nên phức tạp hơn.

Thế nhưng, qua nhiều nghiên cứu tại các tổ chức y tế thế giới đã khẳng định rằng, việc kết hợp cả hai phương pháp trên sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể:

Sau khi làm các kết quả xét nghiệm phân tích và chẩn đoán mức độ bệnh cũng như phân loại bệnh thì bác sĩ sẽ phác đồ phương pháp điều trị tiểu đường bằng thuốc hạ đường huyết. Điều đáng nói là thuốc hạ đường huyết chỉ có tác dụng làm tăng insulin để giải phóng lượng đường trong máu mà không hề khôi phục lại các cơ quan đã bị tổn thương trước đó. Thậm chí, khi sử dụng thuốc lâu dài cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khiến cho việc điều trị tiểu đường bằng thuốc tây y dần dần vô hiệu.

Do đó, để không gặp phải tình trạng này thì cần phải kết hợp các loại thảo dược đông y như: Bạch thược, sinh địa, xuyên khung, đương quy, dây thìa canh giúp thanh nhiệt, lương huyết, giảm đau, hạ đường huyết và cải thiện nhanh những tổn thương trước đó lại các cơ quan ở gan, thận, xương khớp do bệnh tiểu đường gây ra.

→ Vậy dùng thuốc trị tiểu đường như thế nào là đúng cách? Rất đơn giản, trước tiên bạn nên uống loại thuốc tây y đã được bác sĩ kê toa sẵn, sau khi uống xong canh thời gian khoảng 2-3 giờ bạn có thể sử dụng đến thuốc đông y.

Lưu ý: Tuyệt đối không được uống hai loại thuốc này cùng một thời điểm sẽ dẫn đến phản tác dụng của thuốc mang lại. Đồng thời khi sử dụng hai loại thuốc này kết hợp bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác.

4. 6 Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường là một trong những phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Chỉ bằng một số loại nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên, người bệnh dễ dàng kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình

# Chữa tiểu đường bằng quả khế

Không chỉ được dùng để nấu canh chua, ăn kèm rau sống,… quả khế còn có rất nhiều tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt. Trong đó, quả khế còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu rất tốt.

Tưởng chừng khế chỉ là loại quả thông thường nhưng đây chính là loại thần dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái hơn nếu áp dụng cách uống nước khế.

Lấy quả khế phơi khô trong bóng râm, đem thái thành lát mỏng.

Mỗi ngày, các bạn lấy khoảng một cốc cho vào nồi rồi đổ nước vào nấu cho tới khi còn lại một nửa thì dùng để uống.

Nên áp dụng cách chữa tiểu đường này thường xuyên sau 3 tháng sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu đến mức ổn định.

# Chữa tiểu đường bằng thân cây chuối tiêu

Theo Đông Y, cây chuối tiêu chứa nhiều thành phần rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nhất là chuối tiêu có thể kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giúp người bệnh có thể an tâm hơn trong việc điều trị tiểu đường. Nếu bệnh nhân uống nước từ thân cây chuối tiêu liên tiếp trong vòng 1 tháng, sẽ nhanh chóng giảm được triệu chứng bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, theo chia sẻ của một số người dùng, nước thân cây chuối tiêu có thể giúp đường huyết ở mức ổn định và không gây tăng đường huyết nếu áp dụng đúng cách và thực hiện đều đặn.

Vào mỗi buổi sáng, bạn lấy dao chặt một cây chuối tiêu, khoét bỏ một khúc lõi bên trong thân dài khoảng 10cm.

Sau đó, dùng bao ni lông sạch bịt kín chỗ bị cắt cho khỏi bụi và đợi sau khoảng 30 phút cho nước trong cây chuối chảy ra rồi dùng để uống.

Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 2 phần chén nước cây chuối và chỉ cần uống liên tiếp trong 3 ngày sẽ có hiệu quả.

Khi đó, nếu đo lượng đường huyết sẽ thấy có dấu hiệu giảm xuống so với ban đầu. Tiếp tục uống trong vòng 1 tuần thì lượng đường trong máu sẽ được ổn định.

# Chữa tiểu đường bằng hạt quả vải

Dùng hạt quả vải cũng là một trong những cách điều trị tiểu đường dân gian được áp dụng phổ biến từ xa xưa. Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy, đau răng, đau tinh hoàn và tiểu đường tuýp 2,… Vì quả vải chỉ xuất hiện theo mùa duy nhất trong năm nên người bệnh tiểu đường có thể chuẩn bị sẵn loại vải đã được sấy khô. Đây là cách giúp người bệnh có thể dễ dàng sử dụng quả vãi để điều trị tiểu đường.

Đem hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày 3 lần.

Mỗi lần, bạn dùng khoảng 10g pha với nước để uống giúp làm giảm lượng đường trong máu rất tốt.

Bài thuốc dùng tốt nhất cho các trường hợp người bệnh tiểu đường type 2 trên 40 tuổi.

Người bệnh hãy áp dụng đều đặn để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

# Chữa tiểu đường bằng lá ổi

Lá ổi là một trong những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm trong chính khu vườn của bạn. Từ xa xưa, lá ổi đã được nhiều người sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh, cả quả ổi và lá ổi đều có tác dụng giảm lượng đường trong máu rất tốt.

Vì trong lá ổi có chứa các hợp chất flavonoid. Thành phần này có khả năng kiểm soát đường huyết trong máu, giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt do bệnh tiểu đường gây ra. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng loại nguyên liệu này để cải thiện bệnh cho bản thân mình.

Chuẩn bị các nguyên liệu: lá sa kê rụng, đậu bắp và lá ổi non, búp thì càng tốt.

Đem ba loại nguyên liệu trên rửa sạch rồi cho vào nồi đất nấu với hai lít nước.

Bạn nấu cho đến khi nước cô đọng lại còn khoảng 500ml thì chia ra để uống 3 lần trong ngày.

# Chữa tiểu đường bằng đậu bắp

Theo các chuyên gia sức khỏe, đậu bắp có chứa nhiều chất nhầy, pectin, canxi và sắt. Đặc biệt với quả đậu bắp còn tươi có chứa các thành phần như thiamin, axit ascorbic,… Những chất này có công dụng giúp làm hạ đường huyết, nên có thể hỗ trợ và điều trị tiểu đường.

Ngoài ra, đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các thành phần này giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết rất an toàn mà không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, khi sử dụng đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng bệnh cao huyết áp, ung thư ruột kết và nhồi máu cơ tim.

Chuẩn bị nguyên liệu: Quả đậu bắp tươi (500gr ), nước sạch (2 lít)

Bạn đem đậu bắp rửa sạch và nấu với nước sao cho cô đặc còn 1 lít.

Hãy uống nước sắc đậu bắp này trong vòng một ngày.

Bạn áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường này thường xuyên sẽ giảm được lượng đường trong máu và tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

# Chữa tiểu đường bằng khổ qua rừng

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khổ qua rừng (mướp đắng) có tác dụng như insulin, giúp cơ thể tăng cường khả năng sản sinh insulin. Chính vì vậy, việc sử dụng khổ qua rừng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đồng thời, khổ qua rừng còn có tác dụng giải độc cơ thể và ổn định đường huyết cho bệnh nhân rất tốt.

Hiện tại có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có thành phần là khổ qua rừng. Với đặc tính kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng khổ qua rừng hàng ngày để hỗ trợ điều trị tiểu đường cho bản thân mình. Đây là một trong những bài thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể một cách hiệu quả nhất mà người bệnh nên áp dụng.

Dùng cả dây, lá, rễ, quả khổ qua rừng đem rửa sạch và phơi khô.

Sau đó, cho tất cả các loại nguyên liệu này vào trong ấm và sắc lấy nước uống.

Bệnh nhân có thể dùng nước khổ qua rừng uống trong thời gian dài để điều trị tiểu đường tuýp 2.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể chế biến món ăn từ khổ qua để ổn định đường huyết mỗi ngày.

5. Trị bệnh tiểu đường bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

Với người bệnh tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc chữa trị thì ăn uống đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện lượng đường trong máu, ngăn ngừa đường huyết tăng cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, để làm được điều này đòi hỏi bạn cần phải nắm được người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì là tốt nhất. Có như vậy sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

– Nên ăn thức ăn được chế biến ở dạng luộc, hầm, nấu canh… không ăn thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu.

– Ăn thức ăn từ tinh bột: Bao gồm gạo lứt, khoai lang, các loại hạt như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, hạt methi, hạt điều…có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

– Thực phẩm chứa chất đạm: Người bệnh vẫn có thể bổ sung thực phẩm có chứa chất đạm từ các loại cá biển, trứng, thịt heo nạc, thịt bò nạc, các loại dầu từ thực vật…. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm chứa chất đạm này chỉ từ 300-400mg/ ngày. Hạn chế vượt quá mức quy định.

– Các loại rau, củ quả tươi: Tăng cường ăn các loại rau có màu xanh đậm từ họ cải, mướp đắng, cà rốt, rau dềnh, mồng tơi. Các loại trái cây tươi từ chuối, dưa hấu, dâu tây, cam, cà chua, bưởi, nho đen….chứa các vitamin, chất xơ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu tăng cao, làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu.

– Thức uống: Nên uống các loại nước ép từ hoa quả tươi như rau má, cà chua, cà rốt, bí đao, nước ép lá cải xanh, lá chè xanh, nước cam…. Tuyệt đối không uống các loại nước ngọt có ga, nước ép từ hoa quả chứa nhiều đường….

Bên cạnh chế độ ăn uống nên ăn gì là thích hợp đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì người bệnh cũng cần chú ý, hạn chế ăn các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ để ngăn ngừa lượng đường trong máu tích tụ tăng lên.

6. Chữa tiểu đường bằng cách tập luyện, vận động:

Nghiên cứu từ các nhà khoa học, thể dục được xem là bộ môn không chỉ có tác dụng giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng mà chúng còn làm tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, đối với những người đang mắc bệnh, điển hình nhất là bệnh tiểu đường thì thể dục đóng vai trò như là một phương pháp điều trị đơn giản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh như giúp xương chắc khỏe, làm máu lưu thông tốt hơn, kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định huyết áp…..

Khi lựa chọn và thực hiện, người bệnh nên chọn những bài thể dục nhẹ nhàng để đảm bảo dễ dàng thực hiện, kết quả mang lại cao như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga, đạp xe….

→ Một số lưu ý cần nắm khi vận động luyện tập thể dục:

– Trước khi luyện tập, người bệnh tiểu đường cần khởi động tay, chân và cơ thể giúp tăng cường độ dẻo dai để dễ dàng thực hiện các bài tập trên.

– Khi mới bắt đầu luyện tập thể dục, người bệnh tiểu đường không nên gắng quá sức tốt nhất bạn nên dành thời gian cho những lần tập đầu tiên từ 10-15 phút sau đó từ từ tăng dần mức thời gian lên.

– Cần kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho những bài tập thích hợp nhất.

– Thực hiện các bài thể dục vào buổi sáng sớm là thời điểm thích hợp nhất.

7. Điều trị bệnh tiểu đường bằng cách ngồi thiền:

Khác với những cách nêu trên, chữa bệnh tiểu đường bằng cách ngồi thiền là phương pháp vô cùng đơn giản, thực hiện dễ dàng giúp cân bằng lượng hormone insulin và glucose trong máu. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, ổn định tim mạch…. một cách tốt nhất thông qua các bước thực hiện sau đây:

– Bước 1: Lựa chọn một địa điểm yên tỉnh, thoáng mát có thể là nhà, bờ biển…. để thực hiện bài tập ngồi thiền.

– Bước 2: Tư thế thực hiện động tác, người bệnh ngồi trên sàn, hai chân bắt chéo qua nhau. Bàn tay để lên trên gối.

– Bước 3: Mắt nhắm vừa, bắt đầu hít thật sâu không khí từ ngoài vào sau đó thở ra bằng miệng. Liên tục thực hiện động tác trong thời gian 5-10 phút sau đó dừng lại.

Ai cũng nên biết: Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi bạn không nên xem thường

Học Người Xưa Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Hoa Thiên Lý

“Thập nhân cửu trĩ” (cứ 10 người thì 9 người mặc bệnh trĩ) – phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách khắc phục căn bệnh “khó nói” này. Để giảm đau, sưng, chảy máu búi trĩ, dân gian có mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý.

Bệnh trĩ (hemorrhoids) được phân thành hai loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại. Hiện tượng trên được phát sinh do tĩnh mạch dưới hậu môn, trực tràng bị sưng gây giãn tĩnh mạch.. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng đây là căn bệnh vô vùng phổ biến. Để ngăn ngừa và giảm nhẹ biểu hiện trong thời kỳ phát bệnh, bạn có thể áp dụng mẹo trị bệnh từ hoa thiên lý. Đây là cách làm an toàn, lành tính và có thể thực hiện tại nhà.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của hoa thiên lý

Thiên lý (danh pháp Telosma cordata) là cây leo có lông ở phần thân. Lá cây có hình tim, gân lá có lông, đầu lá nhọn. Hoa cây thiên lý khá to, có màu vàng ngả lục nhạt, mùi thơm. Phần là và hoa thường được dùng nhiều cho mục đích ẩm thực và chữa bệnh. Đây là nguyên liệu tự nhiên an toàn, phụ nữ mang thai có thể dùng mà không sợ tác dụng phụ.

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt nhẹ, tính bình, có khả năng giải nhiệt, an thần, chông viêm nên thường được dùng để làm mát cơ thể, giúp ngủ ngon giấc, giảm đau lưng, mệt mỏi, chữa lòi dom (trĩ).

Một số nghiên cứu y học hiện đại cho biết, hoa thiên lý chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao (khoảng 3%) nên thích hợp cho bệnh nhân bị trĩ. Ngoài ra, một số thành phần dinh dưỡng có trong thực vật trên như canxi, phốt pho, sắt, kẽm… cũng được xem là bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách dùng hoa thiên lý chữa bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý tương đối đơn giản. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ hoa thiên lý sau đây:

Bài thuốc chữa trĩ từ hoa thiên lý theo kinh nghiệm dân gian

Uống nước lá thiên lý

Chuẩn bị: 1 nắm lá thiên lý non làm sạch, để ráo nước.

Thực hiện: Lá thiên lý đem hãm với nước như trà xanh rồi dùng hằng ngày, có thể thay thế nước lọc.

Đắp hoa thiên lý lên chỗ bị trĩ

Chuẩn bị:

100 gam lá thiên lý (chọn lá non, bánh tẻ).

5 gam muối ăn.

Thực hiện:

Lá non sau khi thu hái đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn hoặc tạp chất.

Giã nhuyễn lá thiên lý với muối, thêm 30 ml nước ấm vào, khuấy đều rồi gạn lấy phần nước, bỏ phần bã.

Dùng bài thuốc này đắp lên chỗ dom bị lòi (cần vệ sinh thật sạch bằng thuốc tím trước đó) rồi đóng khố để thông thoáng.

Kết hợp mẹo trên với nước uống từ lá thiên lý tươi (3 – 4 bát mỗi ngày). Thực hiện 2 – 4 lần mỗi ngày, kiên trì trong 3 – 4 ngày.

Món ăn bổ trợ dành cho người bị trĩ

Bên cạnh việc dùng hoa thiên lý như thuốc, bạn cũng có thể chế biến thêm một số món ăn từ hoa thiên lý để tăng hàm lượng khoáng chất và chất xơ cho cơ thể:

Canh giò sống hoa thiên lý

Chuẩn bị:

Thực hiện:

Nấu nước hầm xương từ giò lợn cho đến khi nhừ, mềm thì cho rau thiên lý vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi tắt bếp.

Món ăn có vị ngọt, thơm, giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, ngừa táo bón.

Canh cua hoa thiên lý

Chuẩn bị:

Thực hiện:

Cách nấu và chế biến món ăn tương tự như cách chế biến các món canh cua khác, chỉ thay loại rau ăn bằng hoa thiên lý. Khi canh cua sôi, cho hoa thiên lý vào, điều chỉnh gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

*** Bạn có thể thay giò sống, cua bằng một số nguyên liệu khác như tôm, thịt nạc lợn, thịt bò…để đỡ nhàm chán nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu trị bệnh.

Một số lưu ý khi dùng hoa thiên lý chữa bệnh trĩ

Để bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý phát huy tác dụng tối ưu, cần lưu ý một số điều sau:

Phối hợp đường uống và bôi ngoài búi trĩ để nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Nước sắc từ hoa thiên lý ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, vị thuốc còn giúp bạn ngủ sâu giấc, giảm căng thẳng, stress.

Tương tự như các mẹo dân gian khác, tác dụng trị bệnh của hoa thiên lý cần nhiều thời gian để phát huy. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng.

Mặc dù khá an toàn nhưng tính hiệu quả của mẹo chữa trĩ bằng hoa thiên lý còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Sau một thời gian áp dụng, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khác phù hợp hơn.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa trị thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Bằng Hoa Thiên Lý Từ Dân Gian Hiệu Quả trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!