Xu Hướng 12/2023 # Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Bình Thường Và Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Cao? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Bình Thường Và Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Cao? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Biết được số lượng bạch cầu bao nhiêu là bình thường và bạch cầu bao nhiêu là cao vì số lượng hồng cầu bạch cầu tiểu cầu của người bình thường rất quan trọng. Nó sẽ phản ánh được tình hình sức khỏe hiện tại cũng như có nguy cơ gì mà cơ thể đang gặp phải.

Số lượng bạch cầu bao nhiêu là bình thường?

Số lượng bạch cầu trong máu người trưởng thành ở mức bình thường có trong 1mm3 máu có 4000 – 8000 bạch cầu, ở trẻ em có thể 10.000, cá biệt là trẻ sơ sinh lên đến 15.000.

Khi đọc với kết quả xét nghiệm máu người bệnh so sánh với các chỉ số bên trên để biết được bạch đầu bao nhiêu là cao, hiện tại của mình có thấp hơn chuẩn nhiều không.

Bạch cầu là tế bào miễn dịch là một trong các thành phần của máu. Bạch cầu còn gọi là bạch huyết cầu nghĩa là “tế bào máu trắng. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4×109 tới 11×109.

Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, láchvà các mô khác trong cơ thể.

Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhìn chung, chúng có các đặc tính sau để thích hợp với chức năng này:

Hoá ứng động: bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hoá chất được giải phóng ra bởi tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn hoặc khi có các phức hợp miễn dịch…

Thực bào: bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi tiêu hoá chúng.

Xuyên mạch: tự biến đổi hình dạng để chui qua giữa các tế bào nội mô mạch máu vào tổ chức xung quanh.

Vận động bằng chân giả: theo kiểu a-míp để đến các tổ chức.

Tuy nhiên, không phải loại bạch cầu nào cũng có đầu đủ các đặc tính trên.

Chức năng bạch cầu hạt ưa acid

Bạch cầu hạt ưa acid ít vận động hơn bạch cầu trung tính và thưc bào cũng ít tích cực hơn, chúng không thưc bào vi khuẩn. Chức năng đầu tiên của bạch cầu hạt ưa acid là khử độc protein là nhờ các enzym đặc biệt trong hạt bảo tương. Bạch cầu ưa acid thường tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu – sinh dục để ngăn chặn các tac nhân lạ xâm nhập cơ thể. Chúng có thể tiết ra các chất độc đối với ký sinh trùng.

Bạch cầu hạt ưa acid còn tập trung ở nơi có phản ứng dị ứng xảy ra, chúng tiết ra các enzym để chống lại tác dụng của histamin và các chất trung gian khác trong phản ứng dị ứng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng thực bào các phức hợp kháng nguyên – kháng thể.

Chức năng của bạch cầu hạt trung tính

Bạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng vận động và thực bào rất tích cực. Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là các tiêu thể chúa enzym thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 vi khuẩn.

Chức năng của bạch cầu hạt ưa kiềm

Bạch cầu hạt hạt ưa kiềm có thể phóng thích heparin ngăn cản quá trình đông máu.

Ngoài ra, các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Do các kháng thể gây phản ứng ( loại IgE) có khuynh hướng đến gắn trên bề mặt bạch cầu ưa kiềm. Khi có sự kết hợp giữa kháng thể này với dị ứng nguyên, bạch cầu ưa kiềm sẽ vỡ ra và giải phóng histamibn cũng như bradykinin, serotonin, chất phản ứng chậm của sốc phản vệ, enzym tiêu protein…tạo nên bệnh cảnh dị ứng.

Cách đếm số lượng bạch cầu trong máu

Đếm bằng phương pháp thủ công

Máu được pha loãng trong pipet chính xác bằng dung dịch làm vỡ hết hồng cầu và giữ nguyên bạch cầu

Đếm tươi số bạch cầu đó trên các loại buồng đếm với kính hiển vi quang học

Kết quả được tính bằng số lượng bạch cầu trên 1 mm3 máu và trong 1 lít máu

Bình thường, công thức bạch cầu như sau:

Bạch cầu đa nhân trung tính. 55 – 70%

Bạch cầu đa nhân ưa axit 2 – 4%

Bạch cầu đa nhân ưa bazơ 0 – 1%

Lâm ba cầu 12 – 33%

Gồm có: Lâm ba bé: 5 – 12%; Lâm ba lớn: 12 – 30%. Monoxit 4 – 8%

Ở trẻ con có 35% bạch cầu đa nhân, 60% lâm ba và 5% monoxit.

Sự thay đổi công thức bạch cầu cho ta nhiều ý nghĩa quan trọng. Có hai loại thay đổi bệnh lý:

Thay đổi tỷ lệ các loại bạch cầu

Thay đổi hình thái các bạch cầu (xuất hiện các tế bào bất thường của bạch cầu), có các bạch cầu non…

Bạch cầu trong máu cao là bệnh gì?

Bạch cầu cấp là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra các tế bào máu. Các tế bào ung thư nhân lên rất nhanh. Và nếu không được điều trị, các tế bào này sẽ ứ đọng trong tủy xương và tác động cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường. Do các tế bào ung thư có thể lan tràn đi rất xa trong cơ thể nên có thể gây ra hàng loạt triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. Bệnh bạch cầu cấp tiến triển nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị.Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và đúng cách có thể đẩy lui bệnh.

Nguyên nhân bị ung thư máu?

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… hoặc nguyên nhân ít gặp là trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.

Để bạch cầu trở về bình thường cần phải tìm ra nguyên nhân và điều trị giải quyết nguyên nhân. Ví dụ: bạch cầu tăng do bệnh nhiễm khuẩn, khi điều trị giải quyết triệt để bệnh nhiễm khuẩn số lượng bạch cầu sẽ trở về bình thường.

Ung thư máu là do lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn. Bạch cầu vốn được sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u.

Triệu chứng bệnh bạch cầu cấp

Trong bệnh bạch cầu cấp, nhiều triệu chứng xuất hiện không những do sản xuất không đủ các loại tế bào máu bình thường trong tủy, mà còn do các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể. Triệu chứng do giảm các tế bào máu bình thường:

Biểu hiện ban đầu khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng.

Một làn da không tự nhiên màu vàng và xanh xao (thiếu máu).

Mệt mỏi.

Đau ở các khớp. Đôi khi nhầm lẫn với các cơn đau ngày càng tăng đối với trẻ em.

Thường xuyên nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng.

Chảy máu cam, bầm tím dễ dàng, thường không có bất kỳ loại thương tích.

Các triệu chứng bệnh rõ ràng

Dễ bị nhiễm khuẩn là triệu chứng kết hợp với hiện tượng giảm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài ví dụ tác nhân vi khuẩn, vì vậy lượng bạch cầu bị giảm sút dẫn đến không đủ khả năng chống đỡ, hậu quả là bệnh nhân ung thư máu dễ bị nhiễm khuẩn.

Cách điều trị bệnh bạch cầu

Trong cấy ghép tủy xương hoặc tế bào gốc ngoại vi, toàn cơ thể bức xạ hoặc hóa trị liệu liều cao được quản lý để tiêu diệt các tế bào bạch cầu, và sau đó tế bào gốc được lấy từ máu hoặc tủy xương cho bệnh nhân. Những tế bào gốc giúp cơ thể khôi phục lại các tế bào máu của mình, theo Viện Ung thư Quốc gia.

Việc điều trị ung thư máu sẽ phá hủy cả tế bào ung thư máu và tế bào bình thường. Kiểm soát để hạn chế tác động của thuốc lên tế bào bình thường chỉ còn tác động lên tế bào ung thư máu để giảm tác dụng phụ của thuốc là một việc rất khó thực hiện.

Ðiều trị ung thư có rất nhiều tác dụng phụ. Chúng phụ thuộc chủ yếu vào loại phác đồ cũng như thời gian điều trị. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau và thậm chí trên cùng một bệnh nhân phản ứng phụ ở đợt điều trị này có thể khác những đợt khác. Nỗ lực của các nhà chuyên môn là giảm tác dụng phụ đến mức tối thiểu.

Các bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ cho bệnh nhân biết và hướng dẫn họ thay đổi thuốc, chế độ ăn uống hay các biện pháp nào khác để đối phó.

Kết hợp đông y và tây y sẽ giúp bệnh nhân có hiệu quả nhanh hơn và an toàn hơn,giảm thiểu được nhiều tác dụng phụ của hóa chất.

Cách chữa bệnh bạch cầu bằng thuốc nam

Giun tươi rọc ra rửa sạch, sao giòn, giã nhỏ. Hai thứ đậu và rau bồ ngót cũng sao thơm. Tất cả cho vào siêu thuốc nồi đất hay nồi nhôm đều dùng được. Bồ ngót sao thật khô giòn, thuốc sẽ có vị như thuốc bắc (Bồ ngót để tươi sắc không sao, nước thuốc giống như chè đậu đen, pha đường uống rất ngon). Cho vào 4 chén nước đầy, sắc còn nửa chén. Sắc hai lần như vậy. Tối uống nước nhất, buổi sáng uống nước nhì. Thuốc có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

Trong Cơ Thể Số Lượng Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Bình Thường?

Bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, được biết đến với chức năng chức năng bảo vệ cơ thể bằng khả năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Tuổi thọ của bạch cầu thường kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng tùy theo chức năng mà chúng đảm nhiệm.

Bạch huyết bào -T (T-lymphocytes) điều khiển hệ miễn nhiễm, thực hiện nhiệm vụ ăn các vật thể lạ (bao gồm vi sinh vật và các tế bào ung thư), ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.

Bạch huyết bào- B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, tăng cường hệ miễn dịch.

Bạch cầu trung tính chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý các mô nếu bị tổn thương.

Bạch cầu đơn nhân to kết hợp cùng các bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, kích thích quá trình sản sinh các kháng thể bảo vệ.

Phần lớn bạch cầu tồn tại trong máu, nhưng bên cạnh đó, một lượng bạch cầu nhất định còn được sản sinh tại tủy xương, cư trú tại các mô của cơ thể.

Số lượng bạch cầu trong cơ thế là bao nhiêu?

Số lượng bạch cầu có sự khác nhau ở các độ tuổi. Theo một bài báo trên American Family Physician, phạm vi bình thường (tính trên một milimet khối) của các tế bào bạch cầu dựa trên tuổi được biểu hiện như sau:

Trẻ sơ sinh: 13000 – 38000

Trẻ được 2 tuần tuổi: 5000 – 20000

Người trưởng thành 4500 – 11000

Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, lượng bạch cầu sẽ dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3.

Nếu xét nghiệm tổng phân tích lượng bạch cầu trong máu ở khoảng 40 – 10 Giga/L thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh về bạch cầu như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, nhiễm khuẩn… Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết, để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng, các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan.

Mắc các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính hay mạn tính. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó chịu, căng thẳng. Thi thoảng sẽ gặp hiện tượng sốt, xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Phản ứng dị ứng như các cơn ho hen

Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.

Số lượng bạch cầu thấp bởi:

Các trường hợp người bệnh lao, bệnh nhiễm trùng, bệnh sốt xuất huyết, hay nhiễm một số loại virus như Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV cũng là những yếu tố thường gặp khiến số lượng bạch cầu thấp.

Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.

Ung thư hạch

Nhiễm trùng huyết

Thiếu vitamin B-12.

Bệnh bạch cầu

Các tình trạng ảnh hưởng đến chỉ số tế bào bạch cầu

Thiếu máu bất sản: Là tình trạng trong đó cơ thể bị phá hủy các tế bào gốc trong tủy xương. Trong khi đó, các tế bào này lại thực hiện nhiệm vụ sản sinh ra các tế bào bạch cầu; tế bào hồng cầu và tiểu cầu mới.

Hội chứng Evans: Biểu hiện tình trạng tự miễn dịch, lúc này hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phá hủy các tế bào, kể cả các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả các tế bào hồng cầu và bạch cầu.

HIV: đây là nguyên nhân khiến lượng bạch cầu suy giảm. Số lượng bạch cầu của người HIV giảm xuống dưới 200, cho thấy đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu là ung thư ảnh hưởng đến máu và tủy xương. Bệnh bạch cầu xảy ra khi các tế bào bạch cầu được sản xuất một cách nhanh chóng nhưng không thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.

Xơ hóa tủy xương sơ khởi: Đây là tình trạng xảy ra khi tế bào xương sinh ra quá nhiều tế bào máu phát triển và hoạt động bất thường gây mô sẹo xơ hóa do đột biến gen trong tế bào gốc ảnh hưởng đến khả năng sinh ra tế bào máu bình thường của cơ thể, khiến người bệnh bị thiếu máu trầm trọng.

Biện pháp tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu

Ở mỗi tình trạng khác nhau, thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh:

Trong trường hợp cần tăng bạch cầu, người bệnh cần tránh các hoạt động có nguy cơ gây tổn thương hoặc khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu cần hạ thấp bạch cầu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như hydroxyurea hoặc lọc bạch cầu để giữ lại những bạch cầu tốt nhất. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cũng có thể sử dụng các yếu tố kích thích khuẩn lạc -[ Colony-stimulating factors (CSFs) ] có khả năng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể.

Bạch Cầu Tăng Cao Là Bao Nhiêu, Có Nguy Hiểm Không?

Bạch cầu là một loại tế bào máu có màu trắng để phân biệt với hồng cầu có màu đỏ. Bạch cầu là thành phần quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Nó được ví như một đội quân có nhiệm vụ chống lại mọi tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể chúng ta.

Bạch cầu có nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể (Nguồn: Internet)

Bình thường, số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000 – 10.000/mm3 máu (theo đơn vị quốc tế là 4.0 – 10.0 Giga/lít, viết tắt là G/l).

Trong máu người bình thường, bạch cầu được chia làm chủ yếu 5 thành phần, có tỷ lệ và chức năng khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể:

Bạch cầu đa nhân trung tính.

Bạch cầu đa nhân ưa axit.

Bạch cầu đa nhân ưa base.

Bạch cầu Lymphocyte.

Bạch cầu Monocyte.

Bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?

Bạch cầu tăng là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao hơn so với bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta phải nghĩ đến những bệnh như bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp hay bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng).

Dấu hiệu nhận biết bạch cầu tăng cao

Các triệu chứng và dấu hiệu của hiện tượng bạch cầu tăng cao gồm có:

Bạch cầu tăng cao dễ gây bầm tím trên cơ thể (Nguồn: Internet)

Mệt mỏi.

Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Khó chịu hoặc có cảm giác chung của việc không khỏe.

Sốt.

Nhiễm trùng.

Khó thở, yếu cơ.

Vết thương khó lành.

Dễ bị chảy máu, bầm tím và đổ mồ hôi đêm.

Vì sao bạch cầu tăng cao?

Bạch cầu tăng cao có nhiều nguyên nhân gây ra như:

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, kí sinh trùng khiến cơ thể gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan, viêm ruột thừa, nhiễm trùng máu,…

Do bệnh nhân mắc phải những hội chứng di truyền như hội chứng Down, hội chứng Bloom, hội chứng Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich.

Bạch cầu tăng còn gặp trong bệnh bạch cầu (hay còn gọi là ung thư máu) là một bệnh máu ác tính do sự tăng sinh hỗn loạn của bạch cầu trong tủy xương, thường gặp nhất là tăng sinh dòng lympho bào cấp tính, bạch cầu tủy cấp tính (AML), bạch cầu lympho bào mạn tính.

Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như thuốc lá, bức xạ, hóa chất (thuốc trừ sâu, benzene…), corticosteroids và epinephrine.

Do điều trị bệnh ung thư: Một số loại hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư khác được coi là yếu tố nguy cơ cho bệnh tăng bạch cầu.

Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?

Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt các chất lạ xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi tế bào bạch cầu bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu.

Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, người bệnh sẽ có nguy cơ bị thiếu máu nặng và dẫn đến tử vong.

Như vậy, bạch cầu tăng cao sẽ gây nguy hiểm khi bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác đang diễn tiến nặng mà không được điều trị kịp thời.

Bạch cầu tăng cao điều trị bằng cách nào?

Khi có những dấu hiệu bạch cầu tăng cao, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Trước tiên, bạn cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu tăng bạch cầu do viêm nhiễm, bạn cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Số lượng bạch cầu sẽ tự hạ xuống khi tình trạng viêm nhiễm được chữa khỏi. Khi đó, hãy bổ sung thêm các chất như sắt, vitamin B9 và B12 vào chế độ ăn uống nếu có dấu hiệu bị thiếu máu.

Biện pháp phòng tránh bạch cầu tăng cao

Những điều sau đây sẽ góp phần làm giảm nguy cơ gây bệnh tăng bạch cầu:

Hãy từ bỏ thuốc lá để phòng ngừa bạch cầu tăng cao (Nguồn: Internet)

Duy trì lối sống lành mạnh, rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng hoặc các bệnh do ký sinh trùng.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống và cân bằng cảm xúc của bản thân.

Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố khiến bạn bị dị ứng.

Chỉ Số Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Bình Thường Ở Người Lớn, Trẻ Em?

Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, bệnh tật. Số lượng bạch cầu của người bình thường khoảng 7.000 bạch cầu/mm3, tăng khi mắc bệnh cấp tính, bạch huyết.

Bạch cầu là gì, có chức năng gì?

Bạch cầu là tế bào có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Số lượng bạch cầu trong một đơn vị máu được kí hiệu là WBC (white blood cell). Một người bình thường thì giá trị của WBC trung bình là khoảng 7.000 bạch cầu/mm3 máu (dao động từ 4.000 – 10.000 bạch cầu/mm3). Số lượng bạch cầu sẽ tăng cao khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch huyết cấp hay mãn tính.

Bạch cầu cấp là do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra các tế bào máu. Số lượng các tế bào ung thư tăng lên rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân gây tăng lượng bạch cầu là do nhiễm khuẩn từ vi khuẩn, ký sinh trùng hay khi các cơ quan trong cơ thể bị nhiễm khuẩn do bị viêm phổi, áp-xe gan hoặc khi bị bệnh ung thư.

Chỉ số bạch cầu bình thường là bao nhiêu?

Bình thường số lượng bạch cầu trung bình trong máu khoảng 7000/mm3. Tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, viêm hoặc Leukemia. Giảm trong các trường hợp suy tuỷ.

Chỉ số bạch cầu bình thường ở trẻ em là bao nhiêu?

Trên thực tế, số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, khi trẻ càng nhỏ thì số lượng bạch cầu sẽ cao hơn so với những trẻ lớn. Cụ thể:

Ở trẻ sơ sinh sẽ là từ 10.000 – 30.000/mm3 (10 – 30 X 109/L).

Ở trẻ < 1 tuổi sẽ là 10.000 – 12.000/mm3 (10 – 12 X 109/L).

Đồng thời, công thức bạch cầu cũng sẽ thay đổi dần theo tuổi. Cụ thể :

Ở bạch cầu hạt trung tính: Với trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh sẽ là 65%. Từ ngày thứ 5 – 7 sẽ là 45%; Với trẻ từ 9 – 10 tháng sẽ là 30% ; Với trẻ từ 5 – 7 tuổi sẽ là 45% ; với trẻ 14 tuổi sẽ là 65%.

Ở bạch cầu lympho: Với trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh sẽ là 20 – 30% ; ngày thứ 5 – 7 sẽ là 45% ; với trẻ 9 – 10 tháng sẽ là 60% ; với trẻ 5 – 7 tuổi: 45%; với trẻ 14 tuổi: 30%.

Ở bạch cầu ưa acid, chỉ số bạch cầu bình thường ở trẻ là 2% ; bạch cầu đơn nhân là 6 đến 9% ; bạch cầu ưa kiềm là 0,1 – 1%.

từ khóa

số lượng bạch cầu bao nhiêu là bình thường

bạch cầu cao hơn mức bình thường

bạch cầu tăng có sao không

cách làm giảm bạch cầu trong máu

Tỷ Lệ Sống Sót Của Bệnh Bạch Cầu (Ung Thư Máu) Là Bao Nhiêu ?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư lớn ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng. Cơ hội sống sót phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của người bệnh và khả năng cơ thể đáp ứng với điều trị.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ ước tính rằng sẽ có khoảng 60.300 trường hợp mới của bệnh bạch cầu ở Mỹ vào năm 2023, dẫn đến 24.370 trường hợp tử vong.

Có rất nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau. Loại người nào phát triển phụ thuộc vào những tế bào bạch cầu nào bị ảnh hưởng, cũng như một số yếu tố khác.

Bệnh bạch cầu có thể ngăn chặn các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng và khiến chúng sinh sôi nảy nở. Sự phát triển quá mức này có thể gây ra tình trạng quá tải của các tế bào máu khỏe mạnh, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong cơ thể.

Bệnh bạch cầu có thể là:

Cấp tính , đó là khi phần lớn các tế bào máu trắng bị ảnh hưởng không thể hoạt động bình thường, gây thoái hóa nhanh.

Mãn tính , xảy ra khi chỉ một số tế bào máu bị ảnh hưởng không thể hoạt động bình thường, gây thoái hóa chậm hơn.

Tỷ lệ sống bệnh ung thư máu theo tuổi

Số liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ sống 5 năm đối với tất cả các phân nhóm bệnh bạch cầu là 61,4% .

Tỷ lệ sống sót trong 5 năm nhìn vào số lượng người còn sống 5 năm sau khi chẩn đoán.

Bệnh bạch cầu là phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi, với độ tuổi trung bình của chẩn đoán là 66.

Nó cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất cho những người dưới 20 tuổi. Tỷ lệ sống cao hơn đối với những người trẻ tuổi.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ , tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống

Một loạt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cơ hội của một người của bệnh bạch cầu còn sống sót.

Các yếu tố quyết định tới việc người bị bệnh ung thư máu còn sống được bao lâu bao gồm:

tuổi tác

thời gian chẩn đoán

sự tiến triển và lây lan của ung thư

loại bệnh bạch cầu

tiền sử gia đình mắc bệnh máu và bệnh bạch cầu

mức độ tổn thương xương

tiếp xúc với hóa chất nhất định, chẳng hạn như benzen và một số hóa dầu

tiếp xúc với một số loại hóa trị và xạ trị nhất định

đột biến nhiễm sắc thể

phản ứng của cơ thể để điều trị

số lượng tế bào máu

sử dụng thuốc lá

Bệnh bạch cầu có thể được chữa khỏi không ?

Mặc dù hiện tại không có cách điều trị bệnh bạch cầu, có thể điều trị ung thư để ngăn ngừa bệnh ung thư trở lại.

Điều trị thành công phụ thuộc vào một loạt các yếu tố. Điều trị có thể bao gồm:

Điều trị có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Tìm kiếm hỗ trợ cho bệnh bạch cầu

Nhận chẩn đoán bệnh bạch cầu là thay đổi cuộc sống và thách thức cho cả cá nhân và người thân của họ.

Người ta thường cảm thấy hỗn hợp cảm xúc sau khi chẩn đoán ung thư, nhưng mọi người phản ứng khác nhau trong những tình huống này. Một số có thể cố gắng để đưa vào một khuôn mặt dũng cảm để bảo vệ những người thân yêu của họ, trong khi những người khác sẽ công khai tìm kiếm sự hỗ trợ.

Cần nhớ rằng hỗ trợ có sẵn cho mọi người từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

Bác sĩ : Đặt câu hỏi về bệnh bạch cầu, các triệu chứng, lựa chọn điều trị, giai đoạn và tỷ lệ sống sót của nó có thể giúp một người hiểu được tình trạng của họ.

Bạn bè và gia đình : Bạn bè và gia đình có thể cung cấp hỗ trợ thân mật và tình cảm. Họ cũng có thể giúp một người có nhiệm vụ hàng ngày có thể trở nên quá khó khăn do các triệu chứng bệnh bạch cầu hoặc điều trị.

Nhóm hỗ trợ : Các nhóm này hữu ích để gặp gỡ những người khác có thể đưa ra lời khuyên và hỗ trợ từ kinh nghiệm hoặc chuyên môn của riêng họ. Các nhóm hỗ trợ tồn tại cho cả những người mắc bệnh bạch cầu và những người thân của họ.

Tổ chức từ thiện : Các tổ chức, chẳng hạn như Leukemia và Lymphoma Society , được dành riêng để cung cấp hỗ trợ cho những người bị chẩn đoán ung thư.

Cũng có thể có các tổ chức từ thiện và tài nguyên trực tuyến địa phương có thể giúp một người hiểu và quản lý tình trạng của họ.

Bạch Cầu Tăng Cao Là Bệnh Gì

Bạch cầu là một trong những thành phần đóng vai trò quan trọng trong máu của con người. Nó có nhiệm vụ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng. Vậy bạch cầu tăng cao là bệnh gì?

Bạch cầu tăng cao là hiện tượng số lượng tế bào bạch cầu tăng cao hơn so với mức bình thường. Hiện tượng này cũng khá phổ biến, thường xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng và khi cơ thể hết bị viêm nhiễm thì số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường.

Thông thường, số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml – 8.000/ml. Nếu số lượng này trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu số lượng bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì bạn phải nghĩ đến một bệnh khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Trường hợp xấu hơn là sự gia tăng số lượng bạch cầu kéo dài và quá mức cần thiết. Mặc dù số lượng bạch cầu tăng lên nhiều, nhưng lại không giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng, kể cả những sự nhiễm trùng bình thường. Các tế bào bạch cầu này tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể, ngay cả việc sản xuất ra các tế bào máu khoẻ mạnh.

Nguyên nhân khiến số lượng bạch cầu tăng cao

Trường hợp hiếm gặp: Bạch cầu tăng cao ở trẻ và người lớn có thể là do bệnh tự miễn dịch và bệnh tủy xương.

Ngoài ra, những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu tăng cao như sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với nhiều hóa chất, ở trong môi trường bức xạ…

Dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh bạch cầu tăng cao

Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh bạch cầu tăng cao mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như sau:

Người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đi kèm với những cảm giác khó chịu, căng thẳng…

Người bệnh bị sốt và bạch cầu tăng cao không rõ nguyên nhân, kèm theo sự nhiễm trùng trên cơ thể.

Xuất hiện tình trạng khó thở, vết thương khó lành, yếu cơ và hay có vết bầm tím trên cơ thể mặc dù không bị va đập.

Người bệnh bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Để xác định chính xác có mắc bệnh bạch cầu tăng cao hay không bạn cần đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm máu cũng sẽ giúp loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như bạch cầu cấp, ung thư máu…

Cách chăm sóc và điều trị bệnh bạch cầu tăng cao

Tìm hiểu cách chăm sóc và điều trị bệnh bạch cầu cao là điều cần thiết nếu người bệnh không muốn gặp phải những biến chứng nặng nề của bệnh.

Cách chăm sóc khi bị bệnh bạch cầu tăng cao

Đầu tiên, người bệnh cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân khiến bạch cầu tăng cao.

Nếu nguyên nhân do viêm nhiễm, người bệnh cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định bác sĩ để giúp chống nhiễm trùng. Số lượng bạch cầu sẽ tự giảm xuống khi hết viêm nhiễm.

Đồng thời, người bệnh cũng cần bổ sung vào chế độ ăn uống như thực phẩm giàu chất sắt và vitamin B-9 hoặc B-12 nếu có nguy cơ bị thiếu máu.

Cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao

Trong những trường hợp phát triển thành bệnh, người bệnh cần được điều trị tại cơ sở y tế. Tùy vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp điều trị sau:

Truyền máu.

Thực hiện phẫu thuật cấy ghép tủy xương.

Tóm lại, khi thấy có những biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh bạch cầu tăng cao, bạn nên đi thăm khám ngay. Bạch cầu tăng cao là bệnh gì? Chắc chắn qua những thông tin nếu trên thì bạn đã có câu trả lời. Tùy vào số lượng bạch cầu, giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ có cách chăm sóc và điều trị riêng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Bình Thường Và Bạch Cầu Bao Nhiêu Là Cao? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!