Xu Hướng 3/2023 # Bác Sĩ Khuyên Người Bị Ung Thư Nên Ăn Gì? # Top 12 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bác Sĩ Khuyên Người Bị Ung Thư Nên Ăn Gì? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bác Sĩ Khuyên Người Bị Ung Thư Nên Ăn Gì? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sức khỏe ổn định là ước mơ lớn nhất với người bệnh ung thư. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân. Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam có những chia sẻ cho người bệnh ung thư qua chương trình “Bác sĩ gia đình” của Đài truyền hinh Đồng Nai.

Người bị ung thư nên ăn gì?

Dinh dưỡng rất quan trọng vì giúp người bệnh có đủ sức khỏe để theo được quá trình điều trị, liệu pháp điều trị nặng nề đối với bệnh nhân ung thư. Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý?

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Có hàng trăm loại ung thư. Mỗi loại ung thư lại có những gia đoạn khác nhau, tùy theo giai đoạn lại có những cách thức điều trị khách nhau (mổ, hóa trị, xạ trị…). Vấn đề này rất rộng nhưng tôi thấy nó rất quan trọng nên tôi mong nói gọn cho bà con, chứ không thể nói hết được.

Cơ thể người bệnh cần khỏe mạnh để chịu được điều trị. Nhiều người sợ, thấy bệnh rồi nên kiêng cữ quá mức. Thậm chí chỉ ăn có gạo lứt muối mè. Tôi không phê bình gạo lứt muối mè, nhưng mà đối với người bệnh chờ điều trị như vậy thì không đúng. Cho nên phải làm sao cho cơ thể đủ sức chịu đựng.

Vì thế phải ăn đủ, hài hòa giúp cơ thể đủ sức khỏe. Chế độ ăn phải có chất đạm như thịt cá, cá nhiều hơn thịt thì tốt, thịt đỏ thì ít mỡ (thịt nạc),… Rau, trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng, cho cơ thể để chống lại bệnh. Nhiều người nghĩ bổ sung vitamin bằng cách uống thật nhiều thuốc bổ, không đúng đâu. Cơ thể cần vitamin qua rau trái tươi, đúng mức. Nếu có dùng thêm thuốc bổ thì bác sĩ sẽ cân nhắc, nhưng cũng đừng ham quá, dùng nhiều chẳng những không có lợi mà có khi lại còn cản trở điều trị. Bà con mình không thể ngờ những vấn đề này đâu.

Không ăn mỡ nhiều quá, không ăn mặn quá, không ăn ngọt quá, không ăn khét quá,… Nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ nước. Nhất là những người bệnh dùng hóa trị, xạ trị thì phải uống nhiều nước hơn nữa.

Tôi chỉ nói chung là không kiêng cữ quá lố, ăn uống cho đầy đủ chất để cơ thể có đầy đủ sức để chịu đựng. Về sau khi điều trị đã ổn, mình mới kỹ lưỡng theo cái cách nào cần thiết. Tôi tóm lại như vậy.

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Nếu nói bị ung thư gan phải ăn như thế nào, ung thư bao tử ăn như thế nào thì sẽ nói hoài không hết. Những phần riêng đặc biệt đó, bác sĩ điều trị, điều dưỡng,… sẽ nói cụ thể cho bệnh nhân. Tôi chỉ nói những nét chung. Ví dụ bị bệnh, chờ mổ, đương mổ,… rất mệt mỏi, biếng ăn thì nên chia bữa ăn nhỏ ra, chứ không phải ăn thật no. Các món ăn nếu mình thèm thì không nên kiêng cữ. Trước khi ăn nên vận động một chút để thấy đói hơn, sau khi ăn xong nên đi bộ. Không nên vì sợ mà kiêng cữ quá nhiều, nên ăn đầy đủ cho nó qua cơn điều trị này, sức khỏe cơ thể đang yếu. Cơ thể mạnh khỏe lại thì mới tính đến việc kiêng khem như thế nào.

Nếu những người bệnh bị biếng ăn, không có đủ sức khỏe, sức đề kháng thì sẽ dẫn đến điều gì?

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Nên ráng ăn, không câu nệ gì cả. Cái gì thèm, ngon thì ráng ăn. Ăn trong không khí vui vẻ, gia đình ấm áp, bày biện món ăn vui tươi để thấy thèm ăn. Khi ăn nên tránh uống nước để bị đầy bụng. Uống là uống giữa chừng các bữa ăn. Thèm thì ăn, hết thèm thì ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Tôi nhắc lại là khi ăn thì không uống nước, tránh đầy bụng. Nên cố gắng ăn, nhấp nhấp, ráng ráng để có chất cho cơ thể. Nếu mà buông trôi nó sẽ yếu người.

Giáo sư giải thích thêm về hiện tượng buồn nôn và nôn?

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Người bệnh thường dùng thuốc, hóa trị , xạ trị nên bị nôn. Buồn nôn và nôn là hai cái khác nhau, vì buồn nôn còn mệt hơn nôn. Nôn ra được rồi thì khỏe hơn.

Nguyên nhân là do những thuốc hóa trị, thuốc đặc trị, nó ảnh hưởng lên cơ quan điều khiển việc nôn trong não. Nôn nhiều, nôn ít phụ thuộc vào những loại thuốc đặc trị khác nhau. Về sau này có những thuốc chống nôn, nhiều kiểu cách khác nhau.

Tóm lại khi nôn thì bà con nên báo cho bác sĩ biết, làm theo hướng dẫn của bác sĩ, thì nó sẽ giảm được nôn nhiều lắm.

Sau nôn người bệnh thường sợ. Có những trường hợp nghe tên đến bác sĩ cho thuốc, hay thấy bác sĩ là đã nôn rồi, nghĩ sắp đến kỳ cho thuốc là nôn rồi. Ngày nay bác sĩ chuyên khoa sẽ canh biết nên cho thuốc nào, làm cách nào… nên cũng đỡ nhiều lắm.

Trong trường hợp buồn nôn và nôn thì nên chọn những loại thực phẩm nào.

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Thực phẩm thì không có gì đặc biệt. Chờ cho nó qua cơn nôn rồi thì súc miệng sạch sẽ, cho miệng thơm tốt. Uống nước thường xuyên, không uống nhiều, để bù lại nước. Ăn các bữa nhỏ, thức ăn mềm nhão hoặc lỏng.

Tại sao nhiều người điều trị ung thư lại có những thay đổi vị giác, dị ứng, sốc với các loại thức ăn mà ngay cả lúc trước mình rất thích?

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Đúng vậy, người bệnh sẽ đổi khẩu vị. Ngày trước không thích nhưng bây giờ thích, thì cứ ăn, chứ không phải cữ. Thức ăn nên thơm tho, để có cảm giác thay đổi. Món ăn buổi sáng nhưng lại thèm buổi tối, thì cứ ăn, không cản trở gì. Nhắc lại là người bệnh phải vận động. Trước khi xạ trị, hóa trị thì nên ăn trước cho nó nhẹ, đỡ những điều trị kia, khoảng từ nửa giờ hay một giờ trước. Chứ không phải để bụng trống. Làm đủ cách để chất dinh dưỡng vào trong mình. Vì thiếu thì sẽ suy sụp đủ thứ, cơ thể không chịu nổi điều trị.

Chế độ dinh dưỡng khi đang điều trị xạ tri, hóa trị…

Bác sĩ, Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng: Vấn đề này rất rộng. Tôi sẽ nói những ý chính. Ví dụ như mổ thì có nhiều thứ mổ: đầu, miệng, bao tử,… nên nói không thể nào hết được. Nhưng tóm lại là mình đừng cữ kiêng các chất dinh dưỡng, để cơ thể không suy sụp. Ăn đầy đủ cho khỏe để được mổ.

Sau mổ thì tùy theo loại mổ, sẽ có điều chỉnh riêng, ví dụ sau mổ có những cái ăn được liền, mổ ruột thì khoảng 2 ngày mới được ăn,… Cái đó tùy theo bác sĩ dặn dò. Nếu sợ mà nhịn ăn hoài thì sẽ suy sụp.

Thứ hai là vận động liền thì sẽ mình ăn lại dễ hơn, ruột mình làm việc nhiều thì đỡ táo bón hơn.

Tóm lại là theo ý bác sĩ dặn dò, nhưng không quá cữ kiêng. Thứ hai là vận động cơ thể mình thoải mái để giúp cho ăn.

Nói về xạ trị, xạ ở trên đầu thì dễ bị nôn mửa, bác sĩ cho thuốc nôn mửa. Xạ trị ở vùng họng thì sẽ bị khô miệng dữ dội, chúng ta nên ăn thức ăn lỏng, uống nước nhiều, ăn chất sệt, súc miệng để không bị nhiễm trùng. Không nên ăn cay quá, ăn mặn quá,… vì những cái đó làm rát miệng. Đặc biệt là không được uống rượu và hút thuốc. Xạ trị ở bụng thì có thể bị nôn mửa, tiêu chảy,… cái đó điều trị theo kiểu nôn mửa như tôi vừa nói.

Nói về dùng thuốc, bà con thường sợ lắm. Thuốc tấn công tế báo ung thư và cả tế bào thường như tế bào dưới chân tóc gây rụng tóc, tế bào máu làm mất máu. Khi cơ thể mệt thì nó ảnh hưởng đến chuyện ăn uống. Đặc biệt là bị nôn mửa.

Công việc nào tối cần thiết trong cuộc sống hàng ngày thì hãy giải quyết, sau đó thì nghỉ ngơi thật nhiều. Đặc biệt là ngủ, ngủ 2 đến 3 lần trong ngày, không chờ đến buổi tối mới ngủ. Ráng dưỡng thì sẽ tránh được mệt mỏi suy nhược.

Tuy nhiên vẫn phải ráng vận động, ít hay nhiều cũng nên ráng. Vận động, đi tới đi lui giúp đỡ táo bón, trầm cảm, bớt đi những khó chịu do thuốc hành hạ.

Nếu bị táo bón do dùng thuốc, thì uống nước nhiều, ăn rau trái cây tươi thật nhiều, ăn những chất bột. Phải tập, xin lỗi, đi cầu đúng giờ đúng ngày để tránh táo bón.

Mỗi loại phương pháp điều trị đều có tác dụng phụ, nhưng bao quát chung hết thì gồm những điều tôi vừa nói: không thèm ăn, không ham thích mùi vị gì hết, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa… Chúng ta sẽ cố gắng để những cái đó không có tác dụng mạnh đến cơ thể, để không mất sức.

Câu hỏi từ phía bạn đọc…

Nguyên tắc điều trị ung thư theo đông y

Nguyên tắc đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh, ăn ngon ngủ yên để có đủ sức khỏe khi điều trị bệnh ung thư không chỉ được áp dụng trong chế độ ăn uống mà trong trong y học phương đông cũng rất đề cao điều này.

“Trong điều trị ung thư, tâm lý của người bệnh rất quan trọng. Nếu bệnh nhân tuyệt vọng, chán nản, không uống thuốc đều đặn thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, sức khỏe suy sụp trong thời gian ngắn. Đặc biệt là đối với thuốc Nam, hiệu quả không thể cho thấy trong ngày một ngày hai nhưng người bệnh không nên vì thế mà bỏ thuốc, bi quan. “Với bệnh nhân ung thư, tôi thường phải kê thêm các vị thuốc bổ, an thần để người bệnh tăng cường cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ăn ngon, ngủ yên thì tất nhiên cơ thể sẽ thêm sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.” Bác sĩ Vũ Công Phú- Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện đa khoa Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)

Các bài thuốc đông y sẽ tấn công, “phá” các khối u để hạn chế sự phát triển của nó. Sau khi “phá” thì lại cần bồi khí, bồi huyết bằng các thảo dược khác. Vì thế, một bài thuốc đông y không thể chỉ có một vị thuốc, ví dụ như cây xạ đen, mà là tổng hợp của rất nhiều thảo dược, mang lại tác dụng trên nhiều mặt, củng cố sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

Người Bị Bệnh Ung Thư Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Người bị bệnh ung thư nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều người. Có người cho rằng nên ăn nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh chống chọi với bệnh tật. Có người thì lại ăn chay để các tế bào ung thư tự chết vì không được nuôi dưỡng. Vậy đâu mới là chế độ ăn khoa học cho người bị bệnh ung thư?

Người bị bệnh ung thư nên ăn gì?

Người bị bệnh ung thư nên ăn gì là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Vì trên thực tế, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe con người. “Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào” cũng vì thế.

Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 quan điểm về chế độ ăn của người bệnh ung thư: không sản phẩm động vật (Ăn chay trường), không ăn thịt đỏ (kiểu Nam Âu) và ăn xen kẽ thịt cá với rau xanh (theo các bệnh viện Đức).

Quan điểm nào cũng có cơ sở khoa học. Vậy người bị bệnh ung thư nên ăn gì? Theo các chuyên gia, chế độ ăn chay trường vẫn đem lại hiệu quả cao hơn cả.

Ăn các loại rau củ quả tươi sống

Thực phẩm qua chế biến đều bị hao mòn chất dinh dưỡng, thậm chí biến đổi thành chất độc hại. Vì vậy, với người bệnh ung thư cơ thể yếu ớt càng không tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh ung thư nên ăn rau củ quả dạng sống hoặc hấp để hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Có thể ăn sống, ép thành nước (tuyệt đối không cho đường) hoặc hấp chín để ăn. Và điều quan trọng nhất là rau củ quả phải tươi sạch, không có hóa chất. Tốt nhất nên có một vườn rau sạch tự trồng để đảm bảo.

Hạt bí, hạt dưa, hạt lanh, hạt hạnh nhân… đều được bác sĩ khuyến khích. Ăn lượng vừa phải các loại đậu để cung cấp đạm, chống giảm cân, tiêu độc..

Ngũ cốc nguyên cám đặc biệt là cám lúa mì có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống ung thư hiệu quả.

Thực phẩm phòng chống ung thư

Rất nhiều thực phẩm trong tự nhiên có thể ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, phòng chống ung thư, bỏ đói tế bào ung thư. Tiêu biểu như: củ cải, cà tím, tỏi, nghệ, rong biển, mướp đắng… Đây là câu trả lời xác đáng cho câu hỏi người bị bệnh ung thư nên ăn gì.

Nước: Nước uống hay nấu thức ăn cho người bệnh ung thư đều phải là nước suối hoặc nước khoáng. Nếu phải dùng nước máy thì cần đun sôi khoảng 10 phút để giảm hàm lượng clo, flo gây hại đến người bệnh.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đói lúc nào ăn lúc đó. Nên tăng cường lượng thức ăn vào buổi sáng và buổi trưa.

Ưu tiên ăn rau củ quả sống hoặc luộc, hấp. Tuyệt đối không ăn thực phẩm nướng, chiên, rán.

Người bị bệnh ung thư không nên ăn gì?

Song song với câu hỏi người bị bệnh ung thư nên ăn gì, nhiều người cũng thắc mắc người bệnh ung thư nên kiêng gì? Những thực phẩm không tốt cho người ung thư là những thực phẩm nuôi dưỡng khối u, tàn phá hệ miễn dịch.

Đường là món ăn “khoái khẩu” của khối u. Nếu ăn đường thường xuyên, kích thước khối u tăng nhanh, bệnh ung thư không thể kiểm soát. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế những thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo, bột tinh chế, nước ngọt…

Thịt động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng nuôi cơ thể nhưng đồng thời cũng nuôi khối u. Vì thế, ăn nhiều thịt đỏ vừa tăng nguy cơ mắc ung thư, vừa khiến bệnh thêm trầm trọng.

Đồ khô, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn,… có chứa chất bảo quản, không tốt cho cơ thể.

Khoa học đã chứng minh, những thực phẩm lên men có chứa chất gây ung thư. Vì thế, người bệnh ung thư nếu không muốn ảnh hưởng đến quá trình điều trị thì nên kiêng dưa muối, cà muối…

Đồ chiên rán không chỉ khiến thực phẩm bay hơi chất dinh dưỡng mà còn chứa chất gây ung thư. Đặc biệt không nên dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.

Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều asen, chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… đều là chất độc với cơ thể. Người ung thư hệ miễn dịch yếu nên tránh xa những thực phẩm như vậy.

“Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn” – Hippocrates. Chế độ ăn của người bệnh ung thư hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị. Nhưng trên thực tế, không có chế độ ăn cụ thể cho người bệnh ung thư. Người bị bệnh ung thư nên ăn gì còn tùy thuộc vào bệnh ung thư mắc phải, lời khuyên bác sĩ, cũng như khẩu vị của người bệnh. Chỉ cần đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp người bệnh đủ sức kiên trì qua những đợt xạ trị, hóa trị. Tuy nhiên áp dụng được chế độ ăn chay trường sẽ hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học. Không hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê… Ăn ngủ đúng giờ, vận động nhẹ nhàng..

https://vietnammoi.vn/benh-nhan-ung-thu-nen-an-gi-de-nhanh-hoi-phuc-2767.html

Người Bị Ung Thư Đại Tràng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Ăn Gì?

Cập nhật vào 21/12

Người bệnh ung thư đại tràng nếu không được cung cấp chế độ dinh dưỡng sẽ khó đủ sức khỏe để áp dụng phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Do vậy, người bệnh cần biết Ung thư đại tràng nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì? để xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất.

Ung thư đại tràng nên ăn gì? Uống gì?

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là dược liệu quý, có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại tràng rất tốt. Nấm chứa nhiều dược chất quý như Lingzhi-8 Protein, Polysaccharide, Ganodermic, Glycoprotein… có tác dụng tiêu diệt và ức chế hoạt động của các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đồng thời, nấm lim xanh còn giúp giảm đau, giảm buồn nôn và các tác dụng phụ khác trong điều trị hóa trị và xạ trị. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về giá nấm lim xanh rừng.

Bổ sung vitamin B9 (Folate)

Vitamin B9 có thể bảo vệ để tế bào DNA không bị tổn hại. Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng những người bổ sung hơn 400mcg folate hàng ngày giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng tới hơn 52% với người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Với những người không có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng, vitamin này cũng có lợi ích tương đương.

Đó là lý do bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều folate như nước cam, ngũ cốc, trái cây, rau xanh, các loại rau lá sẫm màu hay cây họ đậu…vào thực đơn hàng ngày.

Quả bơ

Trong quả bơ có nhiều chất xơ, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa hiệu quả, giảm nguy cơ polyp ung thư đại tràng. Nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trà

Trà xanh chứa nhiều thành phần chống oxy hóa. Những thành phần này giúp tiêu diệt các chất sinh ung thư trong cơ thể, làm giảm tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của các tế nào này.

Uống một hoặc nhiều hơn 1 tách trà mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng gần 30%. Trà xanh được xem là loại trà tốt hơn trà đen vì thành phần của nó có nhiều chất chống oxy hóa tuyệt vời hơn.

Gừng

Trong gừng có các chất chống viêm có ích trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư đại tràng. Kết hợp với một số thực phẩm khác như tỏi, nghệ, cây oregano và hành đỏ, nó sẽ có tác dụng tăng cường tiêu diệt tế bào ung thư.

Người bệnh có thể dùng trà gừng uống hoặc đơn giản chỉ là thường xuyên sử dụng gừng trong chế biến món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lên men tự nhiên, trong đó chứa lượng men vi sinh rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người, giúp các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời duy trì môi trường lành mạnh trong đại tràng.

Rau họ cải

Bạn có thể bổ sung bông cải xanh, bắp cải, rau bina,… vào bữa ăn hằng ngày nhằm phòng tránh và hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng. Không chỉ có tác dụng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng gồm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào, các loại rau họ cải còn có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, nhất là bệnh ung thư.

Ung thư đại tràng nên kiêng ăn gì?

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn

Hai chất này khiến hệ tiêu hóa và hệ bài tiết phải hoạt động vất vả hơn để đào thải các chất độc hại của nó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, các chất độ này khi vào cơ thể vẫn ngấm qua niêm mạc cơ quan tiêu hóa, đi vào cơ thể, gây hại cho các vị trí nó đi qua. Chúng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư hệ tiêu hóa , trong đó có đại tràng.

Rượu và thuốc lá

Một nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Dana-Farber chỉ ra rằng, những người đang điều trị ung thư đại trực tràng có nguy cơ tái phát ung thư gấp 4 lần nếu uống 4 cốc cà phê, hoặc 460 miligam caffeine mỗi ngày.

Cafein

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng sau phẫu thuật

Gần như phần lớn bệnh nhân ung thư đại tràng đều cần phải tiến hành phẫu thuật trong quá trình điều trị bệnh, do đó cần chú ý đến vấn đề ăn uống sau phẫu thuật.

Khi người bệnh bắt đầu ăn, sẽ bắt đầu với nước hầm xương và nước trái cây và các loại thức ăn rất dễ tiêu hóa. Trong thực đơn hàng ngày có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm có hại đồng thời cần cung cấp một số thực phẩm để cung cấp năng lượng.

Chế độ ăn khi mới mổ xong

Người bệnh có thể phải hạn chế các loại thực phẩm sau đây một cách tạm thời: da và vỏ trái cây, sữa, chất xơ ngũ cốc, đậu và đậu Hà Lan, kẹo, chất béo và thực phẩm chiên, tránh các loại hạt, các loại trái cây sấy khô như mận, nho khô và quả mọng; tránh các loại rau tạo ra khí như bông cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải brussel, cải xoăn.

Cần một chế độ ăn uống dư lượng thấp: bánh, bánh mì, các loại mỳ ống, nước trái cây, nho, chuối, dưa hấu, nước quả bí, cocktail trái cây; ăn rau nấu chín hoặc rau xay nhuyễn như củ cải đường, ớt chuông, dưa chuột (không ruột), cà tím, đậu xanh, nấm, bí đao, bầu; ăn thịt nấu chín nhừ, cá, trứng.

Khi người bệnh dần phục hồi, có thể bắt đầu thực hiện theo chế độ ăn uống đảm bảo cho sức khỏe nói chung và công tác phòng chống ung thư thông qua việc lựa chọn và kết hợp điều phối nhiều loại thức ăn, chứa nhiều calo, albumin và giàu vitamin như các loại cá, thịt nạc, sữa, nấm, các loại quả, hạt và đậu đỗ, dầu cá, các chế phẩm từ sữa (mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa) và từ các loại rau xanh. Thức ăn nhiều đạm sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều axit amin. Các loại axit amin có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Chế độ ăn sau mổ, ở giai đoạn phục hồi

Những lưu ý về chế độ ăn của người ung thư đại tràng

Tùy theo tình trạng hiện tại của người bệnh ung thư đại tràng mà có chế độ dinh dưỡng được áp dụng khác nhau.

Nếu bệnh nhân bị đầy, trướng bụng, ăn không tiêu thì nên chọn thức ăn dễ tiêu hóa như các món canh chua, nước cam, nước gừng, mì sợi, cháo loãng…

Nếu bệnh nhân buồn nôn, nôn mửa thì nên chọn thực phẩm thanh đạm như bột ngó sen, ngũ cốc… tránh thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ.

Khi điều trị hóa chất bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, buồn nôn, nôn mửa… nên cho bệnh nhân sử dụng thực phẩm bổ dưỡng, hấp thụ nhanh và có hiệu quả bồi bổ cơ thể tốt như sữa, trứng gà, cà chua, trà sâm…

Bệnh nhân ung thư đại tràng thời kỳ muộn, toàn thân suy nhược, ăn uống khó khăn, vì vậy cần phù tăng cường dinh dưỡng, dùng sâm hãm với nước để trợ giúp tăng cường chức năng của các tạng phủ.

Như vậy, người bệnh và người chăm sóc cần ghi nhớ chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị bữa ăn phù hợp nhất. Có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh.

Người Bị Ung Thư Máu Nên Ăn Gì

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Người bệnh ung thư máu bên cạnh tuân thủ theo phương pháp điều trị chính còn cần thiết phối hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có lợi cho tình trạng bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị.

Vậy bệnh ung thư máu nên ăn gì và không nên ăn gì để tăng cường sức khỏe giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Người bệnh ung thư máu nên ăn gì?

Trong suốt quá trình điều trị với các liệu trình hóa trị, xạ trị và sử dụng thuốc liên tục, bệnh nhân bị ung thư máu thường phải đối mặt với những cảm giác mệt mỏi, khó ăn uống, suy nhược, buồn nôn, đau miệng… Do vậy chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo tuân thủ hỗ trợ cơ thể có thêm năng lượng, cũng như thúc đẩy điều trị tốt hơn. Những loại thực phẩm cần cung cấp cho bệnh nhân ung thư máu là:

– Bổ sung các thực phẩm giàu protein: Điều này giúp hỗ trợ cơ thể có thêm sức đề kháng chống các loại virus, vi khuẩn xâm nhập khi cơ thể bị yếu đi trong quá trình điều trị.

– Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt: Việc thiếu hụt lượng sắt và gây thiếu máu, ung thư máu cũng là một trong những tác động hình thành nên bệnh.

– Bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin C: Vitamin C được cho là loại vitamin có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể tốt nhất, đặc biệt đây cũng là loại vitamin có khả năng tăng cường sự phát triển của các tế bào ung thư, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.

– Bổ sung Vitamin A: Vitamin A là một điều cần thiết để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể yếu ớt của bệnh nhân ung thư tế bào máu, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư máu là:

– Tinh dầu cá để bổ sung các loại vitamin và omega 3.

– Ăn thêm cà rốt, bí đỏ, rau binna, trứng gà: bổ sung chất beta-carotene, chất tạo vitamin A rất tốt.

– Bổ sung món ăn hằng ngày với các loại ớt chuông, đu đủ, cam, quyts để tăng cường vitamin C.

– Nấm, hành tây, cà chua chưa selen và lycopene giúp tăng cường sức đề kháng.

– Bông cải xanh tăng cường sulphorophane hỗ trợ giảo độc, hạn chế tăng kích thước khối u dạ dày.

– Nho tím chứa nhiều anthocyanins và resveratrol giúp tiêu diệt tế bào ung thư máu.

– Ăn nhiều các loại đậu để bổ sung chất xơ, protein, isoflavone và phytoestrogen để trung hòa các gốc tự do trong ruột và máu.

Những lưu ý quan trọng khi chế biến thực phẩm cho bệnh nhân ung thư máu:

– Chỉ nên ăn những thực phẩm tiệt trùng: Các loại sữa, pho mát và các thực phẩm từ sữa khác nên được tiệt trùng. Thực phẩm đã được tiệt trùng đã được đun nóng ở nhiệt độ cao để có thể tiêu diệt vi sinh vật từ thực phẩm.

– Thức ăn nên được nấu chín, tránh ăn tái hoặc chế biến dưới nhiệt độ quá cao như rán hoặc nướng.

– Cần tập trung lượng ăn vào bữa sáng và bữa trưa để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn, chất dinh dưỡng cũng được nạp nhiều hơn so với bữa tối.

– Hạn chế các chất phụ gia cho vào thực phẩm, chọn lựa những thực phẩm tươi sống, không chứa các chất bảo quản, phụ gia độc hại.

– Nên chế biến đa dạng các thực đơn, chủ yếu là các thức ăn ở dạng lỏng như canh hầm, cháo, súp… để người bệnh dễ tiêu hóa, cảm thấy ngon miệng hơn. Không nên để bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng, nên để ở nhiệt độ vừa phải.

Người bệnh ung thư máu nên kiêng ăn gì?

– Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, gan, dạ dày phổi. Cồn và nicotin trong các chất này sẽ làm ảnh hưởng tới hồng cầu, gây cản trở quá trình điều trị ung thư máu. Vì vậy đây là chất tuyệt đối tránh xa trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu

– Không ăn các loại thịt hun khói, thịt muối.

– Không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.

– Không ăn những thức ăn để quá lâu, thức ăn quá hạn sử dụng.

Dinh dưỡng là một trong những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh. Đối với thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu người nhà càng cần phải chú ý vì đây là bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ có thể giảm các triệu chứng cho người bệnh.

Hiện nay có thuốc hỗ trợ điều trị ung thư máu rất hiệu quả đó là thuốc Leukeran 2 mg Chlorambucilg được dùng để điều trị một số bệnh ung thư máu (ví dụ như: ung thư bạch cầu, khối u hạch bạch huyết).

Liều dùng thông thường là liều đơn 0,1 mg/kg (cân nặng)/ngày, trong 3 đến 6 tuần. Dùng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn, không nên dùng thuốc này chung với thức ăn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mua thuốc Chlorambucil 2mg với giá tốt nhất và thanh toán khi nhận được thuốc – 0982.744.684

Cập nhật thông tin chi tiết về Bác Sĩ Khuyên Người Bị Ung Thư Nên Ăn Gì? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!