Bạn đang xem bài viết Bác Sĩ Cảnh Báo Những Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Vú Sớm Nhất được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ung thư vú được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây nên tỉ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới. Vì thế để không mắc phải căn bệnh trên chị em cần có kiến thức nhận biết dấu hiệu ung thư vú.
Dấu hiệu phổ biến nhạn biết bệnh ung thư vú
Theo các bác sĩ tư vấn thì các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú thường không giống nhau. Có người cảm thấy đau, sưng ngực, thay đổi hình dạng núm vú, nhưng có người lại cảm thấy đau lưng, vai, có hạch ở nách. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơ thể có một vài dấu hiệu chung sau đây thì bạn nên đi bác sĩ để kiểm tra sớm vì khả năng cao vòng 1 của bạn đang gặp vấn đề.
Nhiều chị em thường bị ngứa ở ngực nhưng khá chủ quan, vì cho rằng đây là những điều hết sức bình thường, tuy nhiên triệu chứng này đang cảnh báo bạn có thể mắc ung thư vú dạng viêm. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân được xác định là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.
Theo khảo sát chung thì đã có nhiều trường hợp bị ung thư vú có biểu hiện đầu tiên là đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.
Khi bị ung thư vú mỗi người sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau
Theo các bác sĩ nội khoa thì nguyên nhân là do hầu hết các khối u vú phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Nếu khối u tăng trưởng đẩy ngược về phía xương sườn và xương sống, người bệnh sẽ bị đau ở lưng. Nơi đầu tiên ung thư vú di căn trong xương là xương sống, hoặc xương sườn, phát triển thành ung thư xương thứ cấp.
Kích thước vú và hình dạng vú bị thay đổi
Điều mà ít phụ nữ để ý tới đó là khi bị ung thư bú, vú chúng ta có thể bị thay đổi kích thước. Kích thước vú có thể bị to hơn hoặc chảy xệ xuống dưới hoặc hình dạng khác thường. Những triệu chứng này thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Nó khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, nên nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.
Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, dấu hiệu này có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.
Xuất hiện hạch ở nách là một dấu hiệu đặc trưng của ung thư vú
Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.
Bên cạnh đó nếu bạn có cảm giác ngực mình nóng, hay ửng đỏ, sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm. Nguyên nhân là do các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.
Khi nhận thấy các dấu hiệu này chị em cần tới bệnh viện để kiểm tra cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng mình đang gặp phải. Việc điều trị ung thư vú sớm hơn giúp chị em tăng khả năng sống sót cũng như hạn chế chi phí điều trị.
6 Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm Ung Thư Vú
1.1 Đau tức ngực hoặc tuyến vú
Triệu chứng đau tức ngực, cương tức tuyến vú trong thai kỳ hoặc trong những ngày hành kinh được cho là bình thường. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này xuất hiện trong cả những ngày bình thường và cơn đau kéo dài, tăng dần khi đến kỳ kinh nguyệt thì bạn nên đi khám, siêu âm và chiếu chụp cộng hưởng từ vú để kiểm tra tuyến vú của mình.
1.2 Vú to bất thường
Nếu bạn cảm thấy vú to lên bất thường, 2 bên vú không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng thì bạn nên cẩn thận. Rất có thể đây là một dấu hiệu của ung thư vú.
1.3. Nổi u cục ở tuyến vú
U vú có thể phát hiện tình cờ, tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia đó là tự khám vú hàng tháng sau khi hết kinh, bằng cách này bạn có thể sờ thấy một “khối lạ” ở tuyến vú của mình. Những u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính. Đây là bước rất quan trọng vì rất nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện sớm qua việc tự khám vú hàng tháng và chụp vú, siêu âm vú kết hợp khi có nghi ngờ.
Để tự khám vú, bạn có thể đứng trước gương để kiểm tra hình dạng vú ở tư thế bình thường. Sau đó, chuyển đổi tư thế hai tay giơ cao và cuối cùng hai tay chống vào hông, kiểm tra vú khi thay đổi các tư thế nằm.
1.4. Nổi hạch nách
Khi khám vú bạn cũng có thể kiểm tra vùng hố nách nếu có khối bất thường bạn cũng nên khám chuyên gia ngay. Hạch nách có thể do nhiều nguyên nhân nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư vú. Có khá nhiều trường hợp ung thư vú được chẩn đoán khi người bệnh phát hiện tình cờ hạch hố nách
1.5. Thay đổi da vùng vú
Một số thay đổi da vùng vú như: đỏ, sưng dưới dạng sần da cam… bạn nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú đã vào giai đoạn muộn.
1.6. Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú
Một số người phụ nữ bình thường có triệu chứng tụt núm vú bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm theo biểu hiện cứng và không kéo ra được như bình thường, Vùng da bị co rút, nhăn nheo và có thể xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú, chảy dịch bất thường ở núm vú… thì bạn nên đi gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.
Tóm lại, khi phát hiện các u cục, sưng đau, biến đổi màu sắc da, chảy dịch… bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn cụ thể hơn. Phụ nữ trên 35 tuổi, người có những dấu hiệu bất thường ở tuyến vú, phụ nữ chưa từng sinh con,… cần phải đi khám vú và chụp và siêu âm vú định kỳ 6 tháng/lần.
2. Vì sao nên khám, sàng lọc ung thư vú tại Vinmec?
Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm được xem là chìa khóa trong điều trị thành công ung thư vú. Bởi bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với các phương pháp tiên tiến khác: liệu pháp nội tiết tố, sinh học (điều trị nhắm trúng đích), bệnh nhân ung thư vú có thể được cứu sống. Ung thư vú giai đoạn 1 thường có tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đạt 80-90%.
Để cùng chung tay vào việc “Nói không với ung thư vú“, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã xây dựng gói sàng lọc ung thư vú bao gồm: Khám vú với bác sĩ ung bướu hoặc phụ khoa; Chụp X quang tuyến vú (2 bên); Siêu âm 2D tuyến vú hai bên.,..
Ưu điểm khi sàng lọc ung thư vú tại Vinmec:
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Hợp tác chuyên môn toàn diện với các bệnh viện trong nước, quốc tế: Singapore, Nhật, Mỹ,..
Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá thể hóa từng người bệnh.
Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen – tế bào,…
Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư: phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, ghép Tế bào gốc…
Chi tiết các gói tại:
Nếu có nhu cầu tư vấn thêm và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư Phổi Sớm
Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Những nguyên nhân gây ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.
Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi… có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.
4. Đau ngực
Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý.
Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.
Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.
7. Thay đổi tâm trạng thất thường
Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc…
8. Thường xuyên bị nhiễm trùng
Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
9. Đau vai
Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.
10. Bất thường ở các mô vú
Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung th ở bộ phận khác gây ra.
Điều trị tia xạ: Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất: Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
Điều trị hỗ trợ: Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.
Theo phunutoday
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Bác Sĩ Cảnh Báo Dấu Hiệu Ung Thư Bàng Quang
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong ung thư hệ thống tiết niệu
Tiểu lẫn máu: là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu. Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu)thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu 1.930 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy: 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%. Ung thư bàng quang gặp phổ biến hơn ở người già, chỉ có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện đái máu vi thể.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này bạn cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ. Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Ngoài ra bạn có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu…
Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh cũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu.
Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là bạn đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính. Nhưng ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, âm đạo ở nữ.
Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ. Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao. Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hoá chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều b ệnh ng thư – ung thư bàng quang cũng là một trong số đó. Không hút thuốc lá cũng có đồng nghĩa rằng những chất gây ung thư trong khói thuốc không thể tập trung được trong bàng quang. Nói không với thuốc lá là phương pháp đầu tiên để phòng bệnh ung thư bàng quang nói riêng và các loại bệnh khác.
Thận trọng với các hóa chất và nguồn nước mới
Nếu như bạn là người làm việc với thường xuyên với các hóa chất, thì cần phải thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm. Ngoài ra nếu như bạn có sử dụng giếng nước mới, nên làm xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng thạch tín trong nước ra sao để khắc phục.
Uống nhiều nước cho cơ thể
Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày ( khoảng hai lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các – tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.
Uống đủ nước giúp giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang
Cải thiện chế độ ăn cho đủ dinh dưỡng
Việc ăn nhiều các loại rau họ cải như: súp lơ xanh, bắp cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang ở nam
Mặc dù như chúng ta đã biết ăn nhiều rau tươi và hoa quả là việc tốt cho sức khỏe chung của mọt người, nhưng chỉ súp lơ xanh và bắp cải dường như có ảnh hưởng tới việc làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một việc quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề của sức khỏe. Ngoài ra nếu như bạn nhận thấy cơ thể mình có dấu hiệu hiệu bất thuờng như: thấy máu trong nước tiểu khi đi tiểu tiện nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện ung thư bàng quang sớm và điều trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bác Sĩ Cảnh Báo Những Dấu Hiệu Nhận Biết Ung Thư Vú Sớm Nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!