Xu Hướng 6/2023 # Bà Cụ 93 Tuổi Có 44 Năm Chiến Đấu Với Ung Thư Tiết Lộ Bí Quyết Sống Khỏe » Sống Khỏe # Top 9 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bà Cụ 93 Tuổi Có 44 Năm Chiến Đấu Với Ung Thư Tiết Lộ Bí Quyết Sống Khỏe » Sống Khỏe # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bà Cụ 93 Tuổi Có 44 Năm Chiến Đấu Với Ung Thư Tiết Lộ Bí Quyết Sống Khỏe » Sống Khỏe được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mang trong mình căn bệnh ung thư vú suốt 44 năm nhưng bà Lưu 93 tuổi vẫn giữ được sức khỏe tốt, mái tóc vẫn đen, giọng nói rõ ràng, thính lực và tinh thần vô cùng minh mẫn, lạc quan.

Năm 1975, bà Lưu Tùng Hàn, Trung Quốc ở tuổi 49 được chuẩn đoán bị ung thư vú, sau phẫu thuật nửa năm bà Lưu lại bị xuất huyết tử cung và phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, bà đón nhận bệnh tật với một thái độ bình tĩnh, và luôn đối mặt với mọi khó khăn để giành lại sự sống.

Chân dung bà Lưu 93 tuổi, đã sống chung với ung thư 44 năm

Sau những ngày dài, bệnh ung thư lại tái phát và chuyển biến đến 3 lần, vài lần bác sĩ lắc đầu và cho rằng bà Lưu không thể qua khỏi nhưng cho đến hôm nay, bà Lưu đã đón sinh nhật lần thứ 93 và vẫn rất khỏe mạnh. Sau 44 năm “chung sống hòa thuận” với ung thư, bà Lưu tổng kết ra 4 bí quyết:

1. Ý chí mạnh mẽ

Một chuyên gia ung bướu đã phát biểu một đoạn trong bài giảng của mình: Bệnh nhân bị ung thư trong đó 1/3 người được điều trị tốt, 1/3 người điều trị không tốt và 1/3 người còn lại chết do sợ hãi.

Bà Lưu Tùng Hàn cũng nói về một trường hợp điển hình: Cùng năm 1975, có một đồng nghiệp cũ của bà Lưu cũng bị chuẩn đoán ung thư gan. Sau khi biết tin, ông ta đã rất sốc và ông không ăn uống gì những ngày sau đó. Bởi ông biết ung thư gan tiến triển nhanh và tỉ lệ tử vong cao. Tinh thần của ông suy sụp kéo theo thể trạng ngày càng gầy gò và yếu ớt. Một tháng sau đó, đồng nghiệp của bà Lưu qua đời.

Từ bài học của người đồng nghiệp, nên sau khi bị ung thư, điều đầu tiên là bà Lưu làm là điều chỉnh tâm lý của mình. Bà nói: “Thay vì buồn bã, chúng ta phải suy nghĩ tích cực. Tôi không thể ngồi để chờ đợi cái chết, tôi phải sống để chiến đấu với căn bệnh, như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa”. Do vậy, bà Lưu luôn tích cực hợp tác với bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, luôn duy trì thái độ lạc quan để vượt qua khó khăn.

2. Tin tưởng vào bác sĩ và điều trị khoa học

Vào tháng 11/1975, bà Lưu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, sau nửa năm phẫu thuật cắt bỏ khối u, bà lại trải qua tiếp tục cắt bỏ tử cung. Vào tháng 6/1987, bà Lưu khám định kỳ, bác sĩ cho biết các tế bào ung thư đã di căn đến phổi bên trái. Do bệnh tình phức tạp, khi đó các phương pháp y tế còn lạc hậu nên chuẩn đoán không tốt, phương án điều trị khó thống nhất. Bà Lưu chủ động yêu cầu bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực kiểm tra. Bà nói với bác sĩ: “Sau khi phẫu thuật mở ngực có thể cắt bỏ khối u, nếu không cắt bỏ được tôi cũng không hối hận”.

Trải qua nửa năm hợp tác điều trị, không chỉ các hạch bạch huyết ở phổi tiêu đi mà thể chất của bà Lưu hồi phục tương đối tốt, lần thứ 3 đi qua cửa tử. 

3. Chế độ ăn uống “nghiêm ngặt”

Trong cuộc sống chiến đấu với bệnh tật, chế độ ăn uống của bà Lưu cũng khác với người bình thường.

– Ít dầu và ít muối: Ăn ít dầu là điều đầu tiên bà muốn nhấn mạnh. Bà Lưu cho rằng, ăn nhiều dầu sẽ gây nên nhiều bệnh về tim mạch đặc biệt là đối với người mang bệnh. Tiếp theo là ít muối, bà Lưu chủ yếu ăn đồ hấp, những món xào, nấu thường nêm rất ít muối, thậm chí không cho.

– Ăn ngũ cốc: Trong bếp của bà Lưu chứa rất nhiều các loại chai đựng bột yến mạch, gạo nếp, gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen,… Bà Lưu cho rằng, những thực này bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và phù hợp cho bệnh nhân ung thư sử dụng…

– Ăn nhiều rau xanh: Bà Lưu luôn cố gắng ăn nhiều các loại rau mỗi ngày, ví dụ như bông cải xanh, bắp cải tím, rau bina, cà rốt, khoai sọ, rong biển, cà tím,… Những thực phẩm này đều rất ngon và bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

– Cố gắng không ăn thức ăn chiên, nướng: Bà Lưu chủ yếu hấp thức ăn, và không ăn những món chiên dầu và nướng. Bởi bà biết rằng, ăn những thức ăn chiên dầu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư, nên những người bệnh đặc biệt những người đã bị ung thư tốt nhất không ăn.

4.  Kiên định tập thể dục

Là một bệnh nhân ung thư, nhưng cơ thể của bà Lưu Tùng Hàn không những hồi phục hoàn toàn mà còn có tuổi thọ trung bình cao hơn người bình thường. Bí quyết chính là kiên trì tập thể dục, để tăng cường thể lực.

Bà Lưu rất chăm chỉ làm việc nhà như đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, trong cuộc sống bà có thể tự chăm sóc bản thân, không ít người ghen tị với bà về điều này. Những người thân và bạn bè đến thăm, bà không bao giờ để mọi người giúp đỡ việc trong nhà. Bà nói: “Tôi phải vận động mỗi ngày, cơ thể được tập luyện, tinh thần cũng sẽ thoải mái hơn”.

Hiện nay, bà Lưu Tùng Hàn đã 93 tuổi, mắc bệnh ung thư đã 44 năm, nhưng thể chất vẫn rất tốt, răng không rụng, tóc vẫn đen, thị lực tốt. Chỉ cần điều kiện ánh sáng tốt, bà có thể đọc báo, tạp chí không cần đeo kính. Những năm qua, khi kiểm tra sức khỏe, huyết áp, mỡ máu, đường trong máu, tim mạch, tất cả các chỉ số đều ổn định. Dù bị ung thư nhưng tuổi thọ của bà Lưu vẫn khiến người bình thường phải ghen tị.

Theo Vietnamnet.vn

Cụ Ông 85 Tuổi Vẫn Sống Khỏe Sau 4 Năm Mắc Ung Thư Tiền Liệt Tuyến

Đã thêm 2 năm nữa trôi qua kể từ khi được đưa tin trên sóng Đài truyền hình VTC về việc chiến thắng bệnh ung thư tiền liệt tuyến, ông Lê Xuân Tuyển (An Lão, Hải Phòng) năm nay đã 85 tuổi, chỉ hơi lãng tai, sức khỏe vẫn còn tốt và rất minh mẫn. Hơn bốn năm trước, sau một lần ốm nặng, bác sĩ phát hiện ông bị ung thư tiền liệt tuyến, di chúc và đồ đạc “về với tổ tiên” đã được chuẩn bị sẵn. Thế nhưng đến hôm nay, ông vẫn cần mẫn làm vườn và sống thư thái tuổi già bên những người thân…

VTC14: Cụ ông 83 tuổi vượt qua căn bệnh ung thư ngoạn mục

Phát bệnh và điều trị ung thư tiền liệt tuyến

Cuối năm 2023, ông Tuyển có triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần một ngày, nên được các con đưa ngay tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Không may, sau khi sinh thiết, các bác sĩ phát hiện có tế bào K. Kết luận cuối cùng là ông bị ung thư tiền liệt tuyến.

Gia đình đưa ông lên Hà Nội khám lại, kết quả không thay đổi. Tuổi xế chiều của ông gắn liền với nỗi buồn bệnh tật chật chội ở bệnh viện K3 Tân Triều. Đại gia đình với chín người con lao đao, lo lắng, tất tả Hà Nội – Hải Phòng để chăm sóc bố. Có lẽ, người buồn nhất là bà Ân – vợ ông, bà chia sẻ: “Khi biết ông bị ung thư tiền liệt tuyến, tôi nghĩ chắc mình cũng không sống được. Những ngày ông đi viện, tôi cũng chẳng ăn uống được gì. Cuối cùng, các con cũng phải đưa tôi lên Hà Nội chăm ông. Cả đời ông ấy vất vả, giờ còn phát bệnh, tôi thương lắm!”.

Sau khi phẫu thuật, ông Tuyển tiếp tục điều trị bằng phương pháp hóa trị. Hóa chất khiến cơ thể ông suy kiệt, không muốn ăn, chỉ húp ít nước sữa cầm hơi. Các con xót lắm, nên vờ “nói dỗi”: “Nếu bố không chịu khó ăn thì chúng con về, để ông lại một mình”. Bà Ân kể: “Chỉ sau 1 đợt hóa trị, ông ấy đã như người sắp chết, nằm bẹp một chỗ, không thấy chút sức lực nào. Cả nhà rất thương ông”.

Buông xuôi

Thế rồi, ông bất ngờ yêu cầu dừng điều trị khiến gia đình hoang mang, náo loạn. Có lẽ, phải ở vị trí của ông mọi người mới hiểu được quyết định lạ lùng này. Ông bảo: “Tôi 81 tuổi, cũng già rồi, bây giờ về với tiên tổ cũng được. Nếu tiếp tục chữa bệnh, sống tiếp cũng không khỏe mạnh khổ sở lắm. Chi phí tốn kém mà con cái vất vả, nên cũng không muốn chữa nữa”.

Ông chuẩn bị di chúc, “lên lịch” sẵn đám tang, đồ đạc cần “đem theo” ông gấp sẵn trong một cái túi và cất kĩ càng, không ai lay chuyển được…

Bà Ân vợ ông khóc nhòe cả mắt, kiên quyết bằng mọi cách phải chữa cho ông. Các con cũng chẳng đợi bà phải nhắc, tìm kiếm mọi phương cách để giúp ông hồi phục.

Phép màu

Chị Vân – con dâu út, sau khi hỏi han đã được một người bạn giới thiệu sản phẩm GenK STF của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được chị bạn chia sẻ và hết lời khen ngợi, bởi cũng có người nhà bị ung thư, đã dùng GenK STF ngay từ khi mới phát hiện và cho tới nay sức khỏe vẫn tốt và ổn định. Chị Vân mua ngay 4 lọ GenK STF và được chuyên gia tư vấn cho sử dụng liều cao 20 viên/ ngày.

Và rồi, điều kì diệu đã đến! Ông Tuyển dần dần khỏe lại, không còn thở gấp, ăn uống được, đi lại nhanh nhẹn, họ hàng và con cháu tề tựu đông đủ và tổ chức một buổi ăn mừng thật to. Căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến dường như đã bị lãng quên. Câu chuyện của ông Tuyển cũng nhanh chóng lan ra khắp làng, bà con nô nức hỏi thăm và chúc mừng gia đình có phúc…

Cho dù bước sang mùa Xuân này, ông đã ở tuổi 85 – tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông đã thực sự chiến thắng căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến hơn 4 năm nay trong sự hạnh phúc và ngạc nhiên của mọi người. Hiện nay, sức khỏe của ông vẫn rất tốt, có lẽ không khác 20 năm trước là bao. Bà Ân hồ hởi kể: “Mỗi ngày, ông ấy ăn được mấy bát cơm, quét dọn, tỉa cây, làm vườn, trông nom nhà cửa cho các con.”

Đặc biệt dù làm gì, ông bà cũng đi cùng nhau. Ông trước, bà sau, “quấn quýt” không rời. Tối tối, hai ông bà ngồi xem ti vi, bà bóp chân tay cho ông và kể chuyện con cái, chờ đến cuối tuần lũ trẻ về chơi.

Hiện tại, ông Tuyển vẫn chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục, làm việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và uống GenK STF đều đặn mỗi ngày.

Bạn đọc có thể được tư vấn trực tiếp về bệnh ung bướu, tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GenK STF, hoặc chia sẻ câu chuyện của mình để lan tỏa khát vọng sống đến nhiều người hơn nữa qua Tổng đài miễn cước 1800 6808 hoặc số hotline 096 268 6808 (gặp chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Thanh Hà).

Nguồn: Báo điện tử Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/cu-ong-85-tuoi-van-song-khoe-sau-4-nam-mac-ung-thu-tien-liet-tuyen-20200416174700784.htm

20 Năm ‘Chiến Đấu’ Với Ung Thư Và Cuốn Nhật Ký Đẫm Lòng

.

(Báo Quảng Ngãi)- Chị ngồi lặng lẽ nhìn ra con đường vắng hoe bóng người. Đang mùa dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, nên cái quán tạp hóa nhỏ của chị gần trường cũng ít người lui tới.

Cái quán tạp hóa nhỏ ấy là nguồn sống giúp cho chị Hà Thị Đào, ở xã Bình Tân Phú (Bình Sơn), vững tâm chống chọi, sống cùng căn bệnh ung thư quái ác đã đeo bám cuộc đời mình suốt 20 năm ròng…

“Về cuộc đời tôi”

Trời đã quá trưa. Chị lật cuốn nhật ký với những con chữ loằng ngoằng rồi đưa sang tôi: “Em đọc đi”. Tại sao lại đưa tôi đọc cuốn nhật ký của chị? Tôi cố chăm chú lắng nghe thật kỹ từng từ, từng câu bằng cái giọng nói ngọng nghịu của chị sau câu hỏi. 

Chị Đào bên cuốn nhật ký về cuộc đời mình.

“Chị nói không rõ được tiếng nữa rồi em. Mấy năm trước xạ trị xong thì giọng chị không được như hồi xưa. Em hãy đọc cuốn nhật ký này của chị đi thì em sẽ hiểu hơn câu chuyện về cuộc đời, về bệnh tật của chị”, chị Đào nói rồi bất chợt ngoảnh mặt sang chỗ khác, đưa mắt nhìn chăm chăm vào những tán cây đang đổ bóng đầu trưa.

Tôi ậm ừ, rồi đưa tay lật cuốn nhật ký. Cuốn nhật ký là một cuốn vở 4 ô ly. Ở nhãn vở chị làm tôi chú ý. Chị ghi tên trường là “trường đời”, “năm học 2000 – 2050”.  

Những trang nhật ký của chị Đào. “Chị ghi như vậy là mong mình sẽ sống được đến năm 2050. Năm 2000 là năm chị biết mình bị bệnh”, chị Đào cười tươi. Nụ cười của một người phụ nữ sau mấy mươi năm chống chọi với bạo bệnh, nhưng vẫn tràn đầy sức sống vươn lên như cây xương rồng trên cát.

“Chị ghi như vậy là mong mình sẽ sống được đến năm 2050. Năm 2000 là năm chị biết mình bị bệnh”, chị Đào cười tươi. Nụ cười của một người phụ nữ sau mấy mươi năm chống chọi với bạo bệnh, nhưng vẫn tràn đầy sức sống vươn lên như cây xương rồng trên cát.

Chị lấy tên cho cuốn nhật ký của mình có tựa: “Về cuộc đời tôi”. Lật vào từng trang nhật ký, tôi như thấy nghị lực, sức sống mãnh liệt của chị Đào qua từng con chữ.

Chị viết: “Tuổi thơ tôi từ bé lớn lên cũng như bao đứa trẻ bình thường khác. Nhưng cho đến năm tôi tròn 22 tuổi thì tôi thấy trong người rất lạ. Lúc đầu thì trặc cổ, đau đầu rồi lại lên hạch. Tôi liền đi Sài Gòn khám thì được bác sĩ chẩn đoán là ung thư vòm hầu. Lúc đó ai cũng đến thăm tôi và khuyên tôi ráng ăn uống được ngày nào được… Từ một cô bé tròn trĩnh 44kg rồi sút dần xuống còn 36kg… 

Lúc ở bệnh viện mấy người cùng phòng đều khóc và tôi cũng rất là buồn và lo lắng lắm. Tôi nghĩ chắc là không qua khỏi, bởi tôi không còn sức để mà chống cự với căn bệnh quái ác này. Nhưng không hiểu sao lúc đó tôi không nghĩ đến cái chết cận kề mình mà nghĩ đến người thân, bạn bè nên tôi đã ngồi dậy viết thư gửi về và nhớ từng tên các bạn trong xóm rồi ghép lại làm 1 bài thơ gửi về cho các bạn. Tôi không biết là do tôi còn ngây thơ yêu đời quá nên đời cũng thương tôi và ông Nam Tào cũng không nỡ bắt tôi đi quá sớm, vì tôi còn mơ mộng nhiều và còn nhiều việc mà tôi chưa làm xong. Bởi vậy, tôi phải cố gắng sống để vượt qua bệnh tật mà bước tiếp…”.

 Vậy là, chị quyết lòng chiến đấu với bệnh tật. Sau khi xong các đợt xạ trị, chị về quê và tự mở ra “một hành trình” mới cho chính mình. “Về nhà, buồn rầu một thời gian thì người anh trai xin cho tôi một chỗ bán tạp hóa gần trường tiểu học. Từ đó tôi thấy vui lên, khi mỗi ngày được vui đùa cùng các em nhỏ. Cứ sáng sớm tôi đi bán đến tối lại về, công việc từ đó cũng bận rộn và vất vả so với sức khỏe của tôi. Nhưng suốt ngày được vui đùa cùng cô cậu học trò, nên tôi quên đi mệt nhọc và đau đớn. Những lúc rảnh rỗi, tôi lại tìm mua sách báo để xem, tìm hiểu thêm về những bài thuốc hay về bệnh của mình mà áp dụng, rồi đi tái khám đúng lịch theo yêu cầu của bác sĩ. Thế nên, tôi vẫn “trụ vững” đến hôm nay”, chị kể đầy lạc quan.

 Vòng quay thời gian trong cuộc chiến chống chọi với căn bệnh ung thư cứ dài đằng đẵng, nhưng không quật ngã được chị. Chị bảo rằng, nếu mình không quên bệnh đi, suốt ngày âu lo, không nỗ lực để gượng dậy, không quyết lòng chống lại bệnh tật, thì có lẽ giờ mình cũng đã đi về phía bóng đêm, đâu còn cơ hội ngồi viết lại cuốn nhật ký của đời mình.

Thông điệp lạc quan, vui sống

Đã 20 năm trôi qua, dẫu mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng nghị lực sống, lạc quan với đời thì chị có thừa. “Sống vui vẻ, đừng nghĩ tới bệnh tật, thì có bệnh cũng như không có bệnh”, chị nói rồi bất chợt cất lên tiếng hát bằng những lời ca không được tròn vành rõ tiếng: “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn/Hai đứa ở hai đầu xa thẳm, đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây/ Trường Sơn Tây anh đi, thương em, thương em bên ấy mưa nhiều con đường mà gánh gạo, muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo, hết rau rồi em có lấy măng không…”. 

Ngày ngày, chị vẫn lao động, tập thể dục, sống vui để quên đi bệnh tật.

Giọng hát của chị Đào hòa trong tiếng gió nghe buồn mà lại vui, nghe không hay, nhưng phục. Phục vì nghị lực của một người phụ nữ bị bệnh tật hành hạ khi giấc mơ về một mái ấm gia đình vẫn còn xa ngái.

“Riêng bản thân tôi, những lúc đau quá không đi bán được thì thay vì nằm một chỗ tôi lại ra vườn trồng hoa, nhổ cỏ hay đọc những cuốn sách hay chứ không để thời gian rảnh rỗi mà suy nghĩ lung tung. Còn ở dưới quán lúc rảnh, tôi lại sưu tầm những bài hát, lời hay ý đẹp hay những câu chuyên vui để đọc. Thế thì còn thời gian đâu mà suy nghĩ những chuyện vớ vẩn được chứ. Nếu không ai tin tôi, cứ thử làm như tôi thì mọi đau buồn sẽ dần tan biến.

Vừa rồi, tôi có đi bệnh viện Đà Nẵng tái khám, vị bác sĩ hỏi bệnh tôi được bao lâu rồi, tôi trả lời là năm nay là tròn 20 năm. Vị bác sĩ đó trố mắt nhìn tôi rồi ồ lên nói: Quá tuyệt vời! làm tôi cũng ngạc nhiên theo, nhưng tôi rất là vui… Hiện giờ thì tôi giảm sút 50%, tai thì nghe kém, nói thì không được rõ lắm, những lúc trái gió trở trời thì mình tôi lại đau ê ẩm. Thế nhưng ngày nào tôi cũng cố hát vài câu và nghĩ ra vài câu chuyện vui để mà cười, để tự an ủi mình cố lên mà bước tiếp”, chị Đào viết trong cuốn nhật ký.

43 tuổi, mắc bệnh ung thư vẫn sống 20 năm, ngày ngày vẫn lao động kiếm sống, phụ giúp cha mẹ già đã ngoài 80 tuổi cùng em trai bị tật nguyền. Chị Đào như tiếp lửa cho những ai đồng cảnh ngộ như mình.  

Tôi tạm biệt chị ra về thì cũng là lúc chị cầm cuốn nhật ký nói với tôi rằng: “Chị muốn nhắn với những ai có hoàn cảnh như chị thì hãy suy nghĩ tích cực, vui vẻ, tinh thần phải lạc quan… Em hãy đăng cuốn nhật ký của chị lên Facebook hay lên báo giúp chị. Bởi biết đâu lại giúp được nhiều người ung thư khác có thêm nghị lực để chiến đấu với bệnh tật”.

Ngoài trời nắng vẫn chưa muốn ngả bóng chiều…

Bài, ảnh: VÕ MINH HUY

9 Năm Vẫn Sống Khỏe Cùng Ung Thư Gan (Phần 2)

Biết rằng các biện pháp điều trị đang áp dụng chỉ có tác dụng kéo dài thời gian nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống đồng thời chi phí tốn kém, anh Lê rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý, bế tắc trước hai lựa chọn: Hoặc là tiến hành điều trị, hoặc là cứ sống bình thường như vậy cho đến khi ra đi.

“Cơ thể tôi khi ấy vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, hoạt động bình thường. Tôi nghĩ, nếu tiến hành điều trị (phẫu thuật, hóa chất, tia…) thì sẽ khó mà khỏe lại bình thường, nếu không ổn thì có thể sẽ mãi yếu như vậy cho đến khi xuống mồ. Còn nếu không tiến hành điều trị thì vẫn có thể khỏe mạnh cho đến khi ra đi. Tôi cũng suy nghĩ trăn trở mãi sau đó quyết định chọn cách không tiến hành điều trị, để được khỏe mạnh, để làm nốt những việc cần thiết, lo cho bố mẹ, vợ con trước khi ra đi”, bác sĩ Lê bồi hồi nhớ lại.

Đây là khoảng thời gian khó khăn của anh

Quyết định như vậy nên anh cũng giấu chuyện mình mắc ung thư gan với tất cả mọi người, kể cả vợ con, bố mẹ, anh em đồng nghiệp… Nếu biết, chắc chắn mọi người sẽ bắt anh đi điều trị. Nhưng vì lo lắng rủi ro, vì muốn sống thêm một thời gian để có thể làm được những điều mình mong muốn cuối cùng cho những người thân yêu nhất nên anh Lê quyết định âm thầm chịu đựng, giấu tất cả mọi người.

Đây thực sự là khoảng thời gian khổ sở nhất trong cuộc đời anh. Anh ngấm ngầm sắp xếp mọi việc cho bố mẹ già, chu toàn mọi thứ cho vợ con. Anh vẫn nhiệt tình đi công tác, vui vẻ đi dạy, điều trị, huấn luyện học viên… rồi lặng lẽ một mình đi thăm khám bệnh tình. Một lần, anh nhờ bác sĩ chuyên khoa ung thư đi cùng chuyến công tác xem hộ phim chụp, nói dối đó là của bệnh nhân. Bác sĩ này lắc đầu nhận định: “Chắc chỉ sống được vài tuần nữa là khối u này lan ra khắp gan thì toi” . Anh Lê chết lặng. Anh chỉ còn sống được vài tuần nữa ư? Cha mẹ anh sẽ ra sao? Vợ con anh sẽ thế nào? Đứa con nhỏ mới có 4 tháng tuổi. Rồi vào chính thời khắc ấy, anh lại ham muốn được sống hơn bao giờ hết. Và anh bắt đầu đứng dậy chiến đấu với số phận.

Trong gần 3 tháng kế tiếp, anh theo dõi định kỳ hàng tuần, bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu ung thư gan qua các tài liệu nước ngoài và phát hiện một điều đặc biệt: Ung thư có hai thể diễn biến khác biệt. Một là thể (rất) ác tính, có diễn biến rất nhanh, dù điều trị như thế nào cũng vẫn ra đi trong thời gian ngắn. Hai là thể tiến triển chậm, điều trị tốt thì cơ hội sống cho bệnh nhân có thể kéo dài thêm vài năm.

Đến tháng thứ 3 vẫn thấy mình khỏe mạnh, khối u lúc này đã gần 3-4cm, bác sĩ Lê nhận định rõ ràng mình ở thể tiến triển chậm. Anh quyết định điều trị để có thể sống thêm vài năm nữa. Lúc này, anh mới nói cho mọi người biết. Gia đình, bạn bè, người thân, vừa bàng hoàng, đau xót, vừa lo lắng giận dữ tại sao anh lại có thể giấu bệnh tình, một mình chịu đựng.

Sống khỏe cùng ung thư gan là điều mà anh đã làm được

May mắn lớn nhất, theo bác sĩ Lê là được chúng tôi Trịnh Hồng Sơn (hiện là Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) – bác sĩ phẫu thuật số 1 Việt Nam về tiêu hóa trực tiếp phẫu thuật cắt bỏ khối u mổ.

Dù vậy phẫu thuật vẫn có nguy cơ thất bại, thậm chí anh có thể tử vong ngay trên bàn mổ. May mắn thay ca mổ đã thành công. Chỉ sau 1 tháng kể từ ngày lên bàn mổ, anh Lê đã hồi phục sức khỏe.

Không để bản thân sống thêm một giây phút nào lãng phí, ngay sau đó, anh xin đơn vị sang Mỹ để kiểm tra lại bệnh và tìm những loại thuốc tốt nhất để chữa trị vì anh đã từng học và làm việc bên đó. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu nghiên cứu sâu về ung thư. Anh làm việc miệt mài. Anh lo sợ sẽ không còn thời gian, sẽ không kịp cứu được mình. Anh kể, chưa bao giờ mình khát khao sống mãnh liệt đến thế, thấy mình vẫn còn nợ đời, nợ người mà chưa làm gì báo đáp. Và với tư cách một bác sĩ điều trị ung thư gan, việc anh tìm hiếm, giành giật cơ hội sống cho chính mình cũng là kiếm tìm hy vọng cho bao nhiêu bệnh nhân khác. Trở về Việt Nam, anh đã áp dụng những gì mình trải nghiệm, nghiên cứu cũng như học hỏi được, và sức khỏe anh tiến triển rõ rệt từng ngày.

“Tôi đã tìm đến những phương pháp điều trị hiện đại nhất, mới nhất mà nhiều người chưa biết, chưa tin tưởng, nhưng thực ra, những phương pháp điều trị ấy lại rất cơ bản trong chữa trị ung thư. Tôi hoàn toàn không sử dụng các biện pháp hóa chất, tia xạ… mà chỉ tập trung vào bốn mục tiêu chính” , bác sĩ Lê chia sẻ.

4 mục tiêu trong điều trị được bác sĩ Lê giữ vững

Bốn mục tiêu này được tiến hành đồng thời, liên tục. Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ Lê thường xuyên kiểm tra chỉ số ung thư, xét nghiệm, chụp chiếu, tình trạng bệnh của mình. Và rồi điều kỳ diệu cũng đã đến. May mắn đã mỉm cười với vị bác sĩ có tài và khát khao sống vô cùng mạnh mẽ này. Tất cả các chỉ số trở lại bình thường. Điều ấy không chỉ đem lại niềm vui cho anh, cho người thân mà còn đông đảo bạn bè trong và ngoài nước đã sát cánh bên anh trong quá trình điều trị. Bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc ấy là sự kinh ngạc của mọi người bởi để chữa khỏi ung thư gan là chuyện xưa nay hiếm.

“Điều mà tôi tâm đắc nhất là mình đã lựa chọn phương pháp điều trị đúng vì hiện nay việc điều trị ung thư rất lộn xộn, thậm chí có tính cực đoan. Do đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng cho mình là điều quan trọng nhất, vừa khoa học lại không quá tốn kém và không quá ảnh hưởng sức khỏe” , bác sĩ Lê chia sẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Cụ 93 Tuổi Có 44 Năm Chiến Đấu Với Ung Thư Tiết Lộ Bí Quyết Sống Khỏe » Sống Khỏe trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!