Xu Hướng 5/2023 # 7 Cách Điều Trị Ung Thư Máu Hiệu Quả # Top 11 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 7 Cách Điều Trị Ung Thư Máu Hiệu Quả # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 7 Cách Điều Trị Ung Thư Máu Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư máu là bệnh ảnh hưởng đến tủy xương máu và hệ bạch huyết. Vì thế, sẽ có những cách điều trị ung thư máu khác nhau.

1. Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh ung thư máu

Ung thư máu là một bệnh lý ác tính xuất hiện khi bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến, bạch cầu vốn có tác dụng bảo vệ cơ thể nên khi gia tăng đột biến chúng sẽ thiếu thức ăn và sau đó chúng sẽ ăn chính hồng cầu khiến hồng cầu bị phá hủy dần dần làm cho bệnh nhân bị thiếu máu đến chết. Ung thư máu cũng là bệnh lý ung thư duy nhất không tạo ra khối u.

Gồm 3 loại chủ yếu:

– Bệnh bạch cầu: Là bệnh ung thư tế bào máu, bắt đầu trong tủy xương – nơi tế bào máu được tạo ra.

– Ung thư hạch bạch huyết (u lympho): Là một loại ung thư máu nằm trong hạch bạch huyết. Có 2 loại chính của u lympho là u Lympho không Hodgkin và U Lympho Hodgkin.

– Đa u tủy: Là một loại ung thư phát triển từ trong các tế bào plasma tủy xương.

– Đau bụng: Khi các tế bào ung thư máu tích tụ trong thận, gan, lá lách… khiến cho bụng to ra, dạ dày bị đau khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng, sụt cân.

– Dễ bị chảy máu, bầm tím: Đây là hệ quả của việc tiểu cầu suy giảm do các tế bào bạch cầu non tăng bất thường, làm giảm khả năng đông máu khiến bạn dễ bị chảy máu và xuất hiện các vết bầm tím.

– Mệt mỏi: Hemoglobin là thành phần trong tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy, khi những tế bào này chết đi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thở gấp hơn bình thường.

– Di truyền: Một số hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư máu có thể kể đến như thiếu máu Fanconi (khiếm khuyết về di truyền); hội chứng Bloom (rối loạn di truyền); Ataxia-telangiectasia (một căn bệnh di truyền gây ra một số khuyết tật); hội chứng Schwamman-Diamond (rối loạn bẩm sinh).

– Hút thuốc: Hút thuốc thường được biết là nguyên nhân gây ra ung thư phổi hoặc ung thư khoang miệng. Ngoài ra, khói thuốc cũng là yếu tố gây ra bệnh ung thư máu.

– Người có tiếp xúc với các nguồn phóng xạ như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986.

– Một số rối loạn máu: Các rối loạn về máu như myeloproliferative mãn tính (điều kiện làm cho các tế bào máu phát triển nhanh và bất thường), cơ thể bắt đầu sinh ra quá nhiều hồng cầu), tăng tiểu cầu thiết yếu (cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu), và myelofibrosis tự phát, nơi tủy xương bắt đầu làm gián đoạn quá trình sản sinh tế bào máu và thay thế chúng bằng các chất giống như chất xơ) cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư máu.

2. Những cách điều trị ung thư máu hiệu quả

Bao gồm: hóa trị, liệu pháp sinh học, cấy ghép tế bào gốc… Lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, loại ung thư máu, tuổi tác bệnh nhân, mức độ phát triển bệnh nhanh hay chậm, mức độ lan rộng của ung thư…

Là phương pháp điều trị ung thư máu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại ung thư.

Sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc có thể sử dụng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, hay dịch não tủy. Phương pháp này cũng có thể tiêu diệt các tế bào bình thường và gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu gây mệt mỏi, ốm yếu, rụng tóc, đau bụng gây buồn nôn, tiêu chảy, lở loét trong miệng, khô miệng…

Là sự kết hợp của hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu, và steroid.

Sử dụng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng toàn thân, hoặc xạ trị tại một khu vực cụ thể. Xạ trị cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng hầu hết là tạm thời.

Sau khi được hóa trị liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư, bệnh nhân có thể được cấy ghép tế bào gốc, cho phép cơ thể phát triển các tế bào máu khỏe mạnh mới. Cấy ghép gồm 2 loại cấy ghép tự thân và cấy ghép đồng loại.

Các loại thuốc được sử dụng để tập trung chính xác tới những phần chứa tế bào ung thư, làm tiêu diệt, hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và lây lan. Phương pháp điều trị này có thể giúp hạn chế một số tác dụng phụ, do nó chỉ tập trung tiêu diệt tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh.

Một số người bệnh tiến triển chậm và không có triệu chứng thì có thể chưa cần điều trị ngay, mà được giám sát thông qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Để lựa chọn cách điều trị ung thư máu phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ căn cứ vào loại ung thư mà người bệnh mắc phải, mức độ phát triển nhanh hay chậm, mức độ lan rộng, tuổi tác và sức khỏe nói chung của người bệnh.

Dấu Hiệu Ung Thư Máu Giai Đoạn Cuối Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối. Biểu hiện của bệnh ung thư máu giai đoạn cuối. Bị ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không? Thuốc uống cho bệnh nhân ung thư máu. Người bệnh ung thư máu giai đoạn cuối nên ăn gì, kiêng gì? Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu. Bệnh nhân ung thư máu nên uống nước gì?

Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối

Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối rất rõ rệt. Có nhiều triệu chứng khác nhau. Khi nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào người bệnh cũng nên đi kiểm tra.

Đây là dấu hiệu điển hình ở người mắc ung thư máu thời kỳ cuối. Lúc này, lượng oxy cung cấp lên não bị giảm sút, do đó bệnh nhân thường bị đau đầu dữ dội trong thời gian khá dài.

Người bị ung thư máu giai đoạn cuối thường có lượng bạch cầu tăng cao và lấn át hồng cầu. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến tính trạng thiếu máu, xanh xao ở bệnh nhân.

Đốm đỏ trên da bắt đầu xuất hiện khi bệnh đã ở thời kỳ cuối. Những đốm đỏ này xuất phát từ việc tiểu cầu trong cơ thể bị sụt giảm.

Người bị ung thư máu giai đoạn cuối thường đối mặt với hiện tượng chảy máu cam. Máu chảy khá nhiều và bệnh nhân thường khó khăn trong việc cầm máu. Nếu hiện tường này xảy ra thường xuyên, cần đặc biệt lưu ý vì mất máu nhiều có thể gây ra đột quỵ.

Dường như mọi bệnh ung thư đều gây suy nhược cơ thể. Ung thư máu cũng vậy. Bệnh khiến con người kiệt quệ, chán ăn, sút cân. Cơ thể ngày càng gầy yêu, mệt mỏi, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Khi bước vào giai đoạn cuối, người bệnh phải đối mặt với những cơn đau tần suất dày đặc. Những cơn đau chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hầu hết bệnh nhân ung thư máu.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu

Khi phát hiện dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối, người bệnh cần lạc quan điều trị. Bên cạnh đó, phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe.

Theo Đông y thì thực phẩm cũng là những vị thuốc hữu hiệu cải thiện tình trạng bệnh. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, đủ sức “chiến đấu” với bệnh tật. Đặc biệt với bệnh nhân ung thư máu cơ bản và thiếu máu. Ngoài ra, do cơ thể suy nhược, chán ăn nên người bị ung thư máu nên ăn thực phẩm gì cung cấp chất đạm cùng các dưỡng chất như:

Các loại thực phẩm cung cấp protein: Có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, nội tạng động vật, trứng, một số loại cá,…

Các loại thực phẩm tăng cường chất sắt: Thường có trong gan ngỗng, gan heo, lòng đỏ trứng, đậu đen, đậu Hà Lan,…

Thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây họ cam quýt hay xoài, đu đủ, cà chua… rất giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch. Có thể tìm thấy vitamin A trong cà rốt, bí đỏ, trứng gà… Ngoài ra, bệnh nhân ung thư máu cần được bổ sung thêm các vitamin có khả năng chống oxy hóa như vitamin E, D, B6, B12… Các loại vitamin này có nhiều trong thịt gà, măng tây, cải xoong.

Một số nhóm thực phẩm được xem là chống chỉ định với bệnh nhân ung thư máu. Theo đó, người bị ung thư máu không nên ăn để tránh nguy cơ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Nhóm thực phẩm đó bao gồm:

Đậu xanh, tỏi sống, tiêu, ớt, hành tươi…. Cần hạn chế ăn những loại thực phẩm này vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Các chất có cồn, trà xanh, thuốc lá, thịt cừu, thịt chó, thịt chim… Người bệnh ung thư máu tuyệt đối không được sử dụng những loại thực phẩm này.

Thức ăn nóng quá hay đặc quá. Bệnh nhân điều trị ung thư máu chỉ nên dùng thức ăn lỏng như cháo, súp hay canh ở nhiệt độ vừa phải và không dùng quá nhiều gia vị, chất phụ gia.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối

Khi nhận thấy người nhà có những dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối, cần có những biện pháo chăm sóc người bệnh đúng cách, hiệu quả.

Cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát

Người bệnh nên nằm ở những nơi thoáng mát, cửa sổ nên quay về hướng đông đón ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ trong phòng cũng đảm bảo ổn định, không quá nóng và không quá lạnh, tạo sự dễ chịu cho người bệnh khi nghỉ ngơi.

Người nhà luôn ở bên, quan tâm, chăm sóc và tạo động lực cho người bệnh chiến đấu với bệnh.

Trong quá trình điều trị, người nhà nên hỗ trợ bệnh nhân tập luyện một vài bài tập đơn giản như đi bộ, hít thở.

Làm gì khi người nhà bị ung thư máu giai đoạn cuối – Dân trí

Người bệnh cần được giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn với các vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Mỗi khi đến những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, nên đeo khẩu trang, găng tay cho người bệnh để tránh lây nhiễm những loại bệnh do vi khuẩn phát tán trong không khí.

Cách Chữa Bệnh Ung Thư Máu Ở Trẻ Em: Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Cách chữa bệnh ung thư máu ở trẻ em là gì? Bệnh ung thư máu ở trẻ em có chữa khỏi không? Các phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay: Hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào gốc. Các bác sĩ khẳng định 70% ung thư máu ở trẻ em có thể chữa khỏi. Điều trị ung thư máu ở trẻ em chủ yếu bằng phương pháp hóa trị.

Cách chữa bệnh ung thư máu ở trẻ em theo y học hiện đại làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Ung thư máu ở trẻ emlà một bệnh ung thư tế bào máu trắng. Đây là hiện tượng các tế bào bạch cầu bất thường hình thành trong tủy xương. Chúng nhanh chóng đi qua máu và lấn át vào các tế bào khỏe mạnh. Điều này khiến cơ thể bị nhiễm trùng cũng như các vấn đề khác. Tuy nhiên bệnh ở trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng để điều trị thành công.

Ung thư máu ở trẻ em có chữa được không?

Cách chữa bệnh ung thư máu ở trẻ em thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi theo thống kê, ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu, bệnh máu trắng, ung thư bạch cầu là bệnh ung thư có tỷ lệ cao nhất trong các dòng ung thư ở trẻ em, khoảng 34%. Bệnh thường “tấn công” vào trẻ em nam dưới 5 tuổi với những dấu hiệu như đau khớp, sốt cao, bầm da kéo dài…

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác các nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư máu ở trẻ em. Tuy nhiên có một số nguy cơ gây ung thư máu ở trẻ em như sau:

Trẻ mắc chứng rối loạn di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Klinefelter, hội chứng Down có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn so với các trẻ khác.

Trẻ em có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư máu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ khác.

Bé thường phải tiếp xúc với bức xạ nồng độ cao như việc hóa trị liệu sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư máu.

Đối với trẻ có hệ thống miễn dịch yếu cũng dễ mắc bệnh

Do đó các trẻ em nằm trong nhóm nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

70% ung thư máu ở trẻ em có thể chữa khỏi

Theo như thống kê, bệnh ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tăng mạnh. Hầu hết bệnh nhân tới kiểm tra khi đã có các triệu chứng nặng như thiếu máu, xuất huyết… Lúc này chỉ có thể điều trị ngăn ngừa sản sinh tế bào ung thư máu chứ không thể chữa khỏi.

Trẻ khi bị ung thư máu thường ít có biểu hiện đặc trưng, đặc biệt là đối với các trẻ vài tháng tuổi chỉ có dấu hiệu sốt nhẹ. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh lý bình thường khác nên chủ quan và tự sử dụng thuốc điều trị. Chỉ khi thấy bệnh nặng hơn mới cho con em tới bệnh việc thực hiện xét nghiệm máu.

Rất nhiều trường hợp phụ huynh thắc mắc cách chữa bệnh ung thư máu ở trẻ em. Với những thắc mắc này, nhiều chuyên gia đã cho biết bệnh ung thư ở trẻ em nói chung có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và có tiên lượng tốt hơn ung thư đối với người lớn.

Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học, bệnh ung thư ở trẻ em có thể chữa khỏi. Do đó, nếu như bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ may chữa khỏi càng cao và việc điều trị cũng đơn giản, ít tốn kém hơn.

Cách chữa bệnh ung thư máu ở trẻ em

Cách chữa bệnh ung thư máu ở trẻ embằng cách hóa trị liệu là phương pháp chính. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em. Hiện nay, có ba phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư máu ở trẻ em nói riêng và bệnh nhân ung thư máu nói chung. Đó là:

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là cách điều trị ung thư máu ở trẻ em phổ biến nhất. Các loại thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách uống trực tiếp hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Tùy theo loại bệnh ung thư máu mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị khác nhau.

Ngoài phá hủy tế bào ung thư, hóa trị còn làm yếu các tế bào bình thường. Từ đó nó làm giảm sức đề kháng của người bệnh và gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, mất năng lượng, cơ thể dễ bầm tím và chảy máu. Do đó, người bệnh sẽ có một giai đoạn để phục hồi trước khi tiếp tục đợt truyền mới. Trong thời gian này, các tác dụng phụ cũng sẽ dần biến mất. Thời gian giữa hai đợt truyền hóa chất phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.

Xạ trị ung thư máu là biện pháp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển nhờ các tia phóng xạ mang năng lượng cao. Có hai loại xạ trị, đó là:

Với xạ trị tập trung, các tia phóng xạ sẽ chỉ được chiếu tập trung vào một nơi. Với xạ trị tổng hợp, tia phóng xạ sẽ được chiếu lên toàn bộ cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này thường được áp dụng trước khi cấy ghép tủy xương.

Xạ trị ung thư máu có thể gây ra tác dụng phụ như:

Rụng tóc (nếu tia xạ được chiếu trực tiếp lên đầu)

Buồn nôn

Mất cảm giác ngon miệng

Tiêu chảy.

Đặc biệt, nếu tia xạ được chiếu trực tiếp lên đầu trẻ em có thể khiến làm cản trở sự phát triển về thể chất và trí tuệ sau này. Do vậy, khi điều trị ung thư máu ở trẻ em bằng xạ trị, bác sĩ luôn cố gắng điều chỉnh năng lượng phóng xạ với mức thấp nhất.

Ghép tế bào gốc (ghép tủy xương) là một phương pháp điều trị ung thư máu ở trẻ em. Hóa chất, phóng xạ trong hóa trị phá hủy tủy xương sản xuất tế bào bạch cầu đột biến.

Do đó, người bệnh cần một tủy xương mới được lấy từ tế bào tủy khỏe mạnh của người có cùng huyết thống hoặc người có tủy tương thích. Trong một số trường hợp các bác sĩ có thể lấy chính tủy của bệnh nhân để thay. Tủy người bệnh được tách ra, tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó cấy ghép trở lại cơ thể.

Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Máu Và Cách Điều Trị

Các loại ung thư máu

Có ba nhóm chính của ung thư máu gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.

Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng. Đây là tế bào có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Bệnh phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Tuy nhiên, 1/3 số bệnh ung thư ở trẻ em dưới 14 tuổi là bệnh bạch cầu.

Bệnh bạch cầu cấp tính xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Bệnh bạch cầu cấp tính có nghĩa là cơ thể đang sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành “làm tắc nghẽn” tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để có một hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Bệnh bạch cầu mãn tính phát triển từ từ và có nghĩa là cơ thể đang sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng đang hoạt động bình thường. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá “hung dữ”.

Đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết.

Lymphoma

Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.

Nam và nữ đều có thể bị ung thư hạch. Lymphoma cũng là loại phổ biến thứ ba của bệnh ung thư ở trẻ em. Những người có HIV tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư hạch hơn những người không có HIV.

Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này cũng tồn tại lâu hơn. Tình trạng quá tải này làm tổn hại hệ thống miễn dịch. Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.

Đa u tủy

Trong đa u tủy số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma bất thường tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân ung thư máu

Một số triệu chứng của bệnh ung thư máu

Ung thư máu có thể sản xuất một loạt các triệu chứng, hoặc không có gì cả.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư máu:

– Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên.

– Gãy xương (tự phát hoặc do chấn thương).

– Dễ chảy máu hoặc bầm tím.

– Gan to, lách to, hạch to.

– Mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.

– Nhiễm trùng thường xuyên, đi tiểu thường xuyên.

– Buồn nôn, đổ mồ hôi đêm, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Điều trị bệnh ung thư máu

Phương pháp điều trị thông thường là hóa trị, xạ trị và trong một số trường hợp là ghép tủy xương.

Hóa trị liệu bao gồm việc uống các loại thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị liệu được thiết kế để tấn công các tế bào ung thư phát triển và nhân nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số tế bào khỏe mạnh có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị, điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi và rụng tóc.

Nếu đang chuẩn bị cho việc ghép tủy xương, bệnh nhân cũng sẽ cần hóa trị liệu để đè nén hệ thống miễn dịch và ngăn chặn nó tấn công các tế bào mới được ghép vào cơ thể.

Xạ trị hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng cao X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho. Xạ trị cũng có thể gây tổn hại các tế bào bình thường, có thể gây ra tác dụng phụ.

Ghép tế bào gốc

Bởi vì hóa trị và xạ trị có thể sẽ chỉ giết chết các tế bào máu khỏe mạnh, bệnh nhân có thể được ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép tế bào gốc cho phép cơ thể của bệnh nhân sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh mới. Các tế bào gốc có thể đến từ người cho. Bệnh nhân được ghép tế bào gốc phải được giám sát để đảm bảo rằng cơ thể của họ sẽ không thải trừ chống lại các tế bào gốc mới được ghép vào cơ thể.

BS Lê Nguyễn Khánh Duy

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Cách Điều Trị Ung Thư Máu Hiệu Quả trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!