Bạn đang xem bài viết 2 Bài Thuốc Chữa Trị Bệnh Ho Nhiều Về Đêm Cho Người Già Từ Thảo Mộc! được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chữa trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già không hề đơn giản. Bởi ở độ tuổi quá cao thì sức đề kháng kém khó miễn dịch với các loại vi khuẩn. Vì thế, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp để điều trị cần phải cẩn trọng. Trong bài viết sau, Thongkhikhang sẽ giới thiệu với các bạn bài thuốc từ thảo mộc để giảm ho hiệu quả.Tại sao người già hay bị ho nhiều về đêm?
Bệnh viêm họng, viêm phế quản, giãn phế quản, hen suyễn gây ra những cơn ho kéo dài về đêm ở người già.
Tiếp xúc với các tác nhân gây viêm phế quản như: lạnh, ẩm, khí độc hại,…
Ở người già ho nhiều về đêm cộng theo tình trạng ho kéo dài có thể là dấu hiệu của lao phổi, u phổi và tràn dịch màng phổi,… Khi phát hiện tình trạng nghiêm trọng hãy đến bệnh viện để bác sỹ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ho nhiều về đêm không chỉ xuất hiện ở người già mà ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ở người già dễ xuất hiện hơn, người già bị ho nhiều về đêm là do quá trình lão hóa tự nhiên, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm. Còn nguyên nhân sâu xa của việc ho nhiều về đêm mà ai cũng có thể bị đó là do:
2 bài thuốc chữa trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già từ thảo mộc
Khi về già, chức năng gan, thận bị suy giảm nên khả năng thải độc cũng kém đi. Khi đó, sức đề kháng kém, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Việc sử dụng các loại thuốc ho cho người già từ Tây y dễ gây nên những ảnh hưởng xấu cho gan, thận, hệ tim mạch,… Cho nên, chúng tôi mới giới thiệu tới các bạn 2 bài thuốc chữa trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già từ thảo mộc tự nhiên ngay sau đây!
Quả kha tử (chiêu liêu) trị ho cho người già không phải ai cũng biết
Quả kha tử là loại thảo dược hàng đầu được các bác sỹ Đông y khuyên sử dụng. Ngoài ưu điểm là an toàn, lành tính, quả kha tử còn giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh chỉ sau 3 – 5 ngày.
Theo như nghiên cứu, quả kha tử có chứa tamin, chebutin, terchebin – hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn. Cho nên, chúng có tác dụng trị bệnh ho, đặc biệt ho về đêm, đau họng ở cả trẻ em và người già.
Cách 1: Mỗi ngày nướng 1 quả kha tử, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối rồi ngậm.
Cách 2: Ngậm quả kha tử trực tiếp ở họng, nuốt nước từ từ trong quả cho đến khi hết chất chát chát. Vài giờ sau nếu không đỡ thì ngậm thêm 1 quả nữa.
Cách 3: Chuẩn bị 8g kha tử kết hợp với 6g cam thảo, 10g cát cánh sắc lấy nước uống hàng ngày.
Có 3 cách để sử dụng quả kha tử:
Cách thực hiện đơn giản rất phù hợp với việc trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già .
Gừng, tần, tràm, bạc hà: Nguyên liệu giúp trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già
Tràm với thành phần là Eucalyptol và α-Terpineol có tác dụng giảm ho, cảm lạnh, tránh gió, chống viêm nhiễm, giảm đau…
Gừng với thành phần chính trong trị ho là Zingiberin và bisabolenegiúp giảm nôn (trớ), làm ấm, chống viêm, giúp long đờm, chống đầy hơi, giúp tiêu hóa và điều tiết mồ hôi…
Lá tần dầy giúp hạ đờm và chống ho nhanh chóng, đặc biệt với các trường hợp viêm phế quản mãn tính, cảm, cúm, sốt cao, ho, hen, viêm họng, khàn tiếng,…
Bạc hà có tác dụng chữa cảm mạo, tán phong nhiệt, hắt hơi sổ mũi,..
Ngoài bài thuốc trị ho từ loại quả kha tử trên, còn một bài thuốc ho cho người già đơn giản hơn đó là từ nguyên liệu dễ kiếm như: gừng, tần dầy lá, tràm, bạc hà.
Bạn cần kết hợp 4 thành phần trên với nhau để có tác dụng nhanh chóng trong chữa trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già.
Lưu ý: Các phương pháp này chỉ để tham khảo. Để sử dụng được chúng cần phải hỏi ý kiến của các bác sỹ.
Các mẹo “đi kèm” khi chữa trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già
Giữ độ ẩm đường thở: Khi ngủ không khí quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến đường thở. Vì thế, khi ngủ bạn cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, máy sưởi cho phù hợp, nếu không sẽ làm bệnh ho ở người già nghiêm trọng hơn. Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước nhỏ trong phòng để không khí bớt khô hơn.
Thoa dầu nóng đúng huyệt dũng tuyền (huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí lõm của lòng bàn chân): Theo cách chữa của dân gian và y học cổ truyền đây là cách trị bệnh ho nhiều về đêm cho người già và trẻ nhỏ rất tốt. Bởi khi dầu nóng được bôi ở vị trí này sẽ giúp lưu thông máu, giảm ho ban đêm nhanh chóng.
Nguồn: chúng tôi
Dùng mật ong trước khi đi ngủ: Để bảo vệ cổ họng của bạn không tiết thêm chất nhầy thì trước khi ngủ bạn có thể sử dụng một tách trà. Công thức cho tách trà chữa ho cho người già vào ban đêm đó là nước cốt chanh cộng chút mật ong pha với nước ấm để uống.
Dùng nước muối súc miệng trước khi ngủ: Muối có tác dụng diệt khuẩn. Vì thế, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy nên súc miệng bằng nước muối. Tác dụng vừa làm giảm ho và ngứa cổ họng, vừa loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc ho cho người già từ thảo dược chúng tôi kể trên. Người bệnh có thể áp dụng kèm theo các mẹo này khi ngủ để có một giấc ngủ dễ chịu, thoải mái hơn. Cụ thể là:
Cách Chữa Trị Trẻ Bị Ho Nhiều Về Đêm
Trẻ ho nhiều về đêm vì sao?
Tại sao trẻ ho nhiều về đêm?
Thời tiết lạnh sâu và kéo dài, đặc biệt nhiệt độ giảm sâu vào ban đêm là điều kiện cho các chứng bệnh hô hấp phát triển. Điển hình là chứng ho về đêm ở trẻ.
Trẻ ho nhiều về đêm cũng có thể do mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm, hen suyễn…. Đa số là các loại bệnh viêm đường hô hấp có chảy dịch mũi hoặc đờm.
Ho về ban đêm thường là biểu hiện ban đầu của hen suyễn ở trẻ em do tăng nồng độ các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm như IgE, histamin, tăng trương lực của dây thần kinh X vào ban đêm dẫn đến tăng kích ứng đường thở là tăng tiết đờm và gây ho.
Một số trẻ bị chứng trào ngược dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ho về đêm. Trẻ bị chứng trào ngược, van dạ dày không tốt, vì vậy thức ăn và dịch tiết trào ngược lên đường hô hấp dễ gây viêm đường hô hấp. Ho thường xảy ra với các bé ăn uống sát giờ đi ngủ,thức ăn không kịp tiêu hóa, lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn lúc ngủ gây ứ và trướng dạ dày.
Cách trị ho về đêm cho trẻ
Ho không chỉ khiến trẻ mà cả gia đình mất ngủ vì lo lắng gây mệt mỏi, trẻ thường xuyên ho về đêm có thể dẫn đến bệnh mạn tính, lâu ngày sẽ khiến trẻ sụt cân, chậm phát triển và rất khó chữa khỏi dứt điểm.
Cách trị ho về đêm ở trẻ:
Điều trị triệt để các bệnh viêm đường hô hấp gây ho ở trẻ. Với hen suyễn, đây là bệnh lý mạn tính không thể điều trị triệt để vì thế mẹ cần lưu ý đến chế dộ chăm sóc, dùng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh của trẻ có nhiều chuyển biến và được kiểm soát.
Trước khi ngủ nên đảm bảo giũ ấm phần ngực, chân, cổ cho bé nếu trời lạnh. Khi trời nóng, nên cho bé ngủ trong phòng thoáng khí, không bật quạt trực diện vào mặt và không nên lạm dụng điều hòa.
Nhỏ nước muối sinh lý làm sạch mũi và cho bé nằm nghiêng khi ngủ.
Cho bé uống đủ nước, ưu tiên nước ấm để dễ long đờm.
Trước khi đi ngủ có thể cho bé uống một ít mật ong chưng cách thủy với húng chanh, quất xanh… để giúp làm ấm cơ thể và giảm đờm (áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi).
Khi trẻ ho về đêm kèm các triệu chứng sốt cao, chảy mũi nhiều, đau tức bụng, ngực cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức để phòng tránh và điều trị cho con giúp bé mau chóng thoát khỏi những cơn ho khó chịu.
Dược sĩ Tú Minh
Bà Bầu Ho Nhiều Về Đêm 3 Cách Chữa Ho Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất
Nguyên nhân bà bầu ho nhiều về đêm
Như đã nói ở trên ho là phản xạ của đường hô hấp nhằm tống dị vật ra ngoài. Ho thường là biểu hiện của viêm đường hô hấp hoặc kích thích tại vùng hầu họng của bà bầu. Một số nguyên nhân có thể dẫn dến bà bầu ho nhiều về đêm đó là:
Trào ngược dạ dày thực quản: khi thai phát triển, tử cung của người mẹ có thể đè lên ổ bụng làm gia tăng áp lực ở đây. Từ đó tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở một số bà bầu có cơ thắt tâm vị yếu. Đây cũng chính là lý do gây bà bầu ho nhiều về đêm.
Dị ứng: những bà bầu có cơ địa dị ứng phấn hóa, nấm mốc, hóa chất khiến cho niêm mạc mũi họng thường xuyên bị kích thích gây ho dai dẳng. Trong trường hợp này thì bà bầu sẽ ho nhiều cả ngay chứ không chỉ ho nhiều về đêm mà thôi.
Bà bầu ho nhiều về đêm còn có thế do một số nguyên nhân sau:
Thay đổi hormone: khia có thai, hormone trong người thai phụ có sự thay đổi đột ngột chính điều này làm cho thai phụ dễ mẫn cảm với các yếu tố môi trường hơn.
Suy giảm sức đề kháng: nếu sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm, hệ miễn dịch không thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.
Bà bầu ho nhiều về đêm có sao không?
Trước tiên, chúng ta cần biết rằng ho là 1 phản ứng có lợi của cơ thể. Ho giúp tống các dị vật của đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, nếu bà bầu ho quá nhiều, đặc biệt là bà bầu ho nhiều về đêm thì lại là 1 vấn đề khác. Triệu chứng ho này cần phải được tìm ra nguyên nhân và được điều trị cho thích hợp và nhanh chóng. Bà bầu ho nhiều về đêm có thể gây ra một số tác hại như sau :
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng: ho nhiều làm các cơ vùng bụng, vùng ngực phải co thắt lại và hoạt động hết sức dẫn đến cơ thể người mẹ mệt mỏi, ăn kém,.. nếu triệu chứng này liên tục tiếp diễn và kéo dài chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Sảy thai: như đã nói, ho có thể là 1 triệu chứng báo hiệu cho việc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Một số virus như cúm A, cúm B, Hemophilus influenzae, Rubella virus,… đều có thể gây sảy thai hoặc dị tật ở thai nhi. Một số vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu cũng có thể gây ra tình trạng tương tự như trên.
Động thai: ho làm các cơ vùng bụng của cơ thể đều co thắt trong đó có cơ tử cung. Nếu bà bầu ho nhiều về đêm hoặc chỉ đơn thuần là ho nhiều đều có thể gây đọng thai. Với những thai phụ gần đến ngày sinh sẽ làm tăng khả năng sinh sớm, sinh non,..
Cách chữa ho nhiều về đêm dành cho bà bầu
Điều trị dứt điểm nguyên nhân
Nếu ho do dị ứng, thì bà bầu cần phải xác định được dị nguyên gây dị ứng của bản thân là do phấn hoa, bụi nhà, ẩm mốc,…. để tránh. Bên cạnh đó là sử dụng thuốc kháng hisstamin H1 theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng y học cổ truyền để điều trị tại nhà
Lê chưng đường phèn điều trị ho khan
Lê có vị ngọt tính mát kết hợp với đường phèn là bài thuốc rất công hiệu để làm tiêu đờm, giảm đau rát họng và tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.
Ô mai mơ
Ô mai mơ không chỉ đơn thuần là một món ăn vặt thần thánh dành cho chị em mà còn là một vị thuốc chữa ho vô cùng công hiệu nữa đó. Bạn có thể sử dụng ô mai để ăn hoặc hãm lấy nước uống.
Trà gừng mật ong
Cách Chữa Ho Khan Về Đêm Cho Trẻ
Nguyên nhân trẻ ho khan về đêm các mẹ nên biết?
Không những thế các bệnh sau đây cũng khiến cho trẻ hay bị ho khan về đêm mà phụ huynh cần phải biết
Trẻ bị ho khan về đêm là bệnh gì?
Hen phế quản
Triệu chứng của hen suyễn thường khiến trẻ hay bị khó thở, thở hổn hển.
Nhưng đây không chỉ là dấu hiệu duy nhất. Mà hầu hết những trẻ bị hen suyễn thường gặp phải các vấn đề về hô hấp như ho khan.
Viêm xoang
Nghẹt mũi mãn tính cũng được coi là thủ phạm gây ra những cơn ho. Khi xoang bị viêm, tắc ứ đọng và khiến cho chất nhầy có thể nhỏ giọt xuống mặt sau của cổ họng khiến cho trẻ bị ho khan và ngứa cổ họng.
Tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất là vào ban đêm khi trẻ ngủ. Lúc này các mẹ chỉ cần áp dụng những cách chữa ho khan về đêm đơn giản là kê cao gối khi ngủ cho trẻ là được.
Vấn đề về tim
Trẻ thường hay có triệu chứng như khó thở khi nô đùa quá sức, cơ thể mệt mỏi, có hiện tượng mất nước, ho khò khè, ho khan về đêm.
Tình trạng này chủ yếu là do bệnh suy tim. Nếu có triệu chứng như vậy cần cho trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu ngay.
Ung thư phổi
Trẻ ho kéo dài hơn 3 tuần, tình trạng càng ngày tệ dần và ho khan kèm theo máu, khó thở không rõ nguyên nhân, sụt cân nhiều, thường xuyên mệt mỏi, tức ngực.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng ho khan về đêm ở trẻ cần đặc biệt chú ý
Trào ngược axit
Triệu chứng trào ngược axit cũng khiến trẻ bị ho. Khi trẻ nằm ngủ, những axit khó tiêu và ợ nóng ở bên trong thành dạ dày sẽ trào ngược lên phổi dẫn tới ho và ho khan.
Cho nên phụ huynh nên cho trẻ ăn ít hơn vào ban đêm và khi ngủ cho trẻ gối cao đầu lên một chút.
Thiếu sắt
Chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng cũng có thể gây nên ho khan.
Nhất là khi trẻ thiếu sắt thì tình trạng sưng và kích thích ở phía sau cổ họng, dẫn tới ho.
Lúc này, phụ huynh chỉ cần bổ sung sắt bù đắp vào phần sắt còn thiếu là được.
Với những nguyên nhân trên cần phải có cách chữa hợp lý và hiệu quả để giúp trẻ mau chóng hồi phục bệnh.
Cách chữa ho khan về đêm cho trẻ hiệu quả
Những cách chữa ho cho trẻ bằng thuốc dân gian tốt nhất
Với những bài thuốc dân gian này phụ huynh không còn lo trẻ bị tác dụng phụ bởi thuốc tây, đặc biệt còn rất hiệu nghiệm trong việc trị ho.
Cách chữa ho với rau diếp cá với nước vo gạo
Chuẩn bị 1 nắm diếp cá rồi đem rửa sạch và giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo rồi trộn đều cùng với lá diếp cá đã giã. Bật bếp đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút rồi đổ ra chén cho trẻ uống.
Cách chữa ho khan về đêm bằng củ cải trắng
Đầu tiên mẹ gọt sạch vỏ nguyên liệu củ cải trắng rồi đem đi xay nhuyễn.
Cho thêm một ít nước cùng mật ong hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi uống.
Mỗi lần cho trẻ sử dụng 1 – 2 thìa cà phê, ngày dùng 2 lần.
Dùng nghệ chữa bệnh ho khan về đêm cho trẻ
Trong nghệ có chứa rất nhiều tinh chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, chống viêm và điều trị bệnh ho khan vô cùng hiệu quả.
Sử dụng một củ nghệ tươi rồi cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nhỏ ra. Đổ thêm chút nước lọc cùng 5gr đường phèn và đem đi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
Cho trẻ uống thuốc khi còn đang ấm, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần. Sử dụng thuốc này đều đặn đến khi nào dứt ho khan về đêm.
Trị ho khan về đêm bằng tỏi và mật ong
Từ lâu, tỏi và mật ong là 2 nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong những bài thuốc chữa hô hấp. Cả 2 đều có tính chất kháng viêm kháng khuẩn vô cùng tốt.
Lấy ra 2 tép tỏi và giã nát. Trộn thêm cùng 2 thìa mật ong và đem hấp cách thủy. Không được hấp tỏi chín kẻo mất tác dụng .
Cho trẻ uống bài thuốc này mỗi ngày 2 lần khoảng 1 – 2 thìa cafe.
Mẹo chữa ho khan lâu ngày về đêm cho trẻ
Ngoài áp dụng những bài thuốc kể trên thì sử dụng những mẹo sau từ dân gian cho đến hiện đại vô cùng tốt nhiều phụ huynh đã sử dụng.
Xoa dầu nóng vào gan bàn chân
Hầu như trẻ nào cũng thể nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm lạnh. Vậy nên trước khi đi ngủ, hãy xoa một ít dầu nóng vào gan bàn chân, đồng thời xoa bóp huyệt dũng tuyền cho nóng lên và rồi dán một miếng salonpas vào vị trí vừa bóp này.
Trời lạnh nên đi thêm tất và đắp kĩ phần chân cho trẻ. Cách chữa ho khan về đêm bằng mẹo này vô cùng hiệu quả và an toàn.
Rửa mũi, họng bằng nước muối loãng
Đôi khi không phải do những bệnh trên mà do thời gian trẻ chơi cả ngày không may bị vi khuẩn xâm nhập vào trong mũi họng gây nên triệu chứng ho khan về đêm.
Lúc này, các mẹ chỉ cần nhỏ một vài giọt dung dịch nước muối loãng để rửa sạch mũi cho trẻ để trẻ súc miệng và làm sạch họng để loại bỏ đi các vi khuẩn. Cách này sẽ giúp trẻ bớt ho và dễ chịu hơn cũng như ngủ sâu giấc hơn.
Kê cao gối khi trẻ ngủ
Hiện tượng trào ngược dạ dày là nguyên nhân khiến cho thức ăn trào ngược lên thực quản, đến họng khiến niêm mạc bị kích thích gây ra triệu chứng ho khan.
Chỉ cần kê cao gối khi ngủ sẽ tránh tình trạng trào ngược dạ dày này.
Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Bài Thuốc Chữa Trị Bệnh Ho Nhiều Về Đêm Cho Người Già Từ Thảo Mộc! trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!